ctg

Chương trình trình độ trung cấp quản trị khách sạn

Chương trình trình độ trung cấp quản trị khách sạn Trường cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH & XÃ HỘI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH NGHỆ HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

(Ban hành kèm theo Quyết định số       /QĐ-CĐN THĐ

ngày     tháng    năm 2017 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo)

 

Tên nghề: Quản trị khách sạn

Mã nghề: 50810201

Trình độ đào tạo: Trung cấp

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở;

Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 26

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

 

I.  MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

- Chương trình đào tạo Trung cấp nghề “Quản trị khách sạn” nhằm trang bị cho người học có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành về các nghiệp vụ cơ bản của khách sạn như: lễ tân, buồng, ăn uống và kiến thức, kỹ năng về giám sát. Với các môn học tự chọn được phân thành ba nhóm chuyên ngành hẹp: quản trị lưu trú, quản trị nhà hàng và quản trị hội nghị, hội thảo. Trường có định hướng lựa chọn một chuyên ngành cho người học;

- Bên cạnh kiến thức, kỹ năng chung và chuyên sâu, chương trình đào tạo còn trang bị cho người học đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, phong cách chuyên nghiệp và sức khỏe tốt để có khả năng độc lập hoặc làm việc theo nhóm tại bộ phận lễ tân, buồng hoặc nhà hàng. Khi có cơ hội thăng tiến người học có thể đảm nhận các vị trí giám sát tại bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng tại khách sạn có qui mô vừa và nhỏ.

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

- Kiến thức:

+ Mô tả được vị trí, vai trò của khách sạn trong ngành Du lịch và đặc trưng của ngành khách sạn, tác động của ngành khách sạn về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường;

+ Mô tả được các quy trình nghiệp vụ cơ bản của khách sạn: nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng, nghiệp vụ nhà hàng và chế biến món ăn;

+ Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ chủ yếu tại khách sạn và công dụng của chúng;

+ Trình bày được nguyên lý, quá trình quản trị nói chung, quản trị nhân lực, tài sản, tài chính, quản trị marketing khách sạn nói riêng;

+ Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ khách sạn và cách thức đánh giá chất lượng;

+ Mô tả được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại các bộ phận của khách sạn;

+ Trình được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong khách sạn để nhận diện được các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa;

+ Xây dựng được tính tự tin trong xử lý công việc.

- Kỹ năng:

            + Giao tiếp với khách hàng bằng tiếng Anh, phù hợp với yêu cầu phục vụ khách tại bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị; chăm sóc tốt khách hàng;

            + Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị khách sạn;

            + Thực hiện đúng quy trình phục vụ khách hàng tại các vị trí công việc của bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị, hội thảo theo tiêu chuẩn của khách sạn;

            + Làm được các loại báo cáo, hợp đồng thông dụng của khách sạn;

+ Ứng dụng được phần mềm quản trị khách sạn trong công việc hàng ngày;

+ Quản lý được thời gian làm việc hiệu quả;

+ Giải thích được các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh doanh;

+ Hình thành được các nhóm làm việc và điều hành được hoạt động của nhóm.

2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:

+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; tuân thủ, tôn trọng pháp luật;

+ Nhận thức đúng đắn vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mục tiêu chủ nghĩa xã hội;

+ Nâng cao lòng tự hào dân tộc, xây dựng lối sống lành mạnh, yêu lao động, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam;

+ Rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tính trách nhiệm và tác phong chuyên nghiệp;

+ Hình thành được ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc;

+ Hình thành phương pháp nghiên cứu của các vấn đề theo quan điểm biện chứng lịch sử và cụ thể;

- Thể chất, quốc phòng:

+ Trình bày được quan điểm quốc phòng toàn dân, sẵn sàng tham gia bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia, rèn luyện sức khỏe;

+ Thực hiện được các kỹ năng cơ bản để duy trì và phát triển thể chất và triển khai thực hiện được một số nhiệm vụ về bảo vệ an ninh quốc gia.

3. Cơ hội việc làm

            Sau khi tốt nghiệp người học đủ khả năng làm việc tại các vị trí trực tiếp phục vụ khách tại khách sạn như: nhân viên lễ tân, nhân viên quan hệ khách hàng, nhân viên đón tiếp khách tại nhà hàng; nhân viên phục vụ bàn, phục vụ rượu, nhân viên phục vụ buồng khách sạn. Tại khách sạn qui mô nhỏ, nếu có cơ hội và kinh nghiệm nghề nghiệp có thể đảm nhận vị trí giám sát viên lễ tân hoặc buồng hoặc nhà hàng.

 

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI  GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Thời gian học tập: 90 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 2805 giờ

- Thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp : 180 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 30 giờ)

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2595 giờ

   + Thời gian học bắt buộc: 1965 giờ ; Thời gian học tự chọn: 630 giờ

   + Thời gian học lý thuyết: 600 giờ; Thời gian học thực hành: 1955 giờ

III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

 

Mã    MH, MĐ

Tên môn học, mô đun

Số tớn chỉ

Thời gian đào tạo (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Các môn học chung

 

210

 

 

 

MH01

Pháp luật

1

15

15

 

 

MH02

Chính trị

1

30

30

 

 

MH03

Giáo dục thể chất

1

30

30

 

 

MH04

Giáo dục quốc phòng

1

45

45

 

 

MH05

Tin học

1

30

30

 

 

MH06

Ngoại ngữ cơ bản

2

60

60

 

 

II

Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

 

1965

511

1370

84

II.1

Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

 

225

138

77

10

MH07

Tổng quan du lịch

1

45

33

10

2

MH08

Quản trị học

1

45

38

5

2

MH09

Giao tiếp trong kinh doanh

1

45

30

13

2

MĐ10

Tin học ứng dụng trong kinh doanh khách sạn

1

45

10

33

2

MH11

Thống kê kinh doanh

1

45

27

16

2

II.2

Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

 

1740

373

1293

74

MH12

Tiếng anh chuyên ngành khách sạn

10

330

120

199

11

MH13

Quan hệ và chăm sóc khách hàng

1

45

18

25

2

MH14

Nghiệp vụ thanh toán

1

30

13

15

2

MH15

Kế toán du lịch - khách sạn

1

45

26

17

2

MH16

Quản trị nguồn nhân lực

1

45

17

26

2

MĐ17

An ninh - an toàn trong khách sạn

1

30

10

18

2

MĐ18

Nghiệp vụ lễ tân

6

225

43

166

16

MĐ19

Nghiệp vụ phục vụ buồng khách sạn

6

210

42

159

9

MĐ20

Nghiệp vụ nhà hàng

6

210

42

154

14

MĐ21

Nghiệp vụ chế biến món ăn

6

210

42

154

14

MĐ22

Thực hành nghiệp vụ  (tại cơ sở)

12

360

 

360

 

 

Tổng cộng

63

2175

721

1370

84

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:

              ;      (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

 

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CTKTĐTCN ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ:

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.

            - Tổng thời gian dành cho các môn học đào tạo nghề tự chọn là 630 giờ chiếm 27% trong tổng số thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học đào tạo nghề (2340 giờ);

            - Việc xác định thời gian cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được dựa trên phiếu phân tích công việc;

            - Môn học tự chọn được xác định cơ sở sự khác nhau về tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của người quản lý tại các bộ phận lưu trú khách sạn, bộ phận nhà hàng hoặc bộ phận hội nghị, hội thảo;

            - Các môn học, mô đun tự chọn được phân chia làm ba nhóm theo ba chuyên ngành sâu của quản trị khách sạn. Trường chỉ chọn một trong ba nhóm môn học tự chọn;

            - Thời gian thực hành tại khách sạn được chia làm 2 phần: thực hành tại tất cả các bộ phận của khách sạn và thực tập chuyên sâu theo các môn học và mô đun lựa chọn.

            Danh mục và phân bổ thời gian môn học đào tạo nghề tự chọn:

 

Mã    môn học

Tên môn học

Số tớn chỉ

Thời gian của môn học (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

MĐ23

Quản trị tiệc

1

45

25

18

2

MĐ24

Quản trị nhà hàng

1

45

15

28

2

MĐ25

Kiểm soát giá vốn

1

30

14

15

1

MĐ26

Quản trị đồ uống

1

30

13

15

2

MH27

Thực hành chuyên sâu (tại cơ sở)

16

480

-

480

 

Tổng cộng

20

630

67

556

7

              ;           (Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)

2. Hướng dẫn thi tốt nghiệp:

 

STT

Môn thi tốt nghiệp

Hình thức thi

Thời gian thi

1

Chính trị

Thi viết

Không quá 120 phút

2

Kiến thức, kỹ năng nghề: 

- Lý thuyết nghề: Ngoại ngữ chuyên ngành/ nghiệp vụ khách sạn

- Thực hành nghề: Nghiệp vụ khách sạn

Thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm

 

Bài thi thực hành

Không quá 120 phút

 

 

Không quá 4 giờ

 

3. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoại khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện:

 


Nội dung

Thời gian

1. Thể dục, thể thao

5 giờ đến 6 giờ;  trong tuần (cuối tuần)

2. Văn hoá, văn nghệ

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng

- Sinh hoạt tập thể, đội văn nghệ

 

- Ngoài giờ học hàng ngày

 

- 2 giờ/tuần

3. Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, người học có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Vào tất cả các ngày làm việc trong tuần

4. Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể

Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt câu lạc bộ vào tối thứ 7 hàng tuần (từ 19 giờ đến 21 giờ)

5. Tham quan điểm du lịch, khách sạn

Mỗi học kỳ 2 lần

 

4. Chú ý khác:

4.1. Chú ý về chương trình đào tạo và đề cương chi tiết

    - Đề cương chi tiết và chương trình chi tiết các môn học chung bắt buộc theo quy định và hướng dẫn chung của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

     - Chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc được xác định dựa trên phiếu phân tích nghề, phân tích công việc nghề quản trị khách sạn;

     - Căn cứ nội dung phiếu phân tích nghề để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết phải đưa vào chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo.

4.2. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học đào tạo nghề tự chọn:

            Cần căn cứ vào các nội dung chính trong Đề cương chi tiết chương trình của từng môn học để xây dựng chương trình chi tiết cho môn học đó, cụ thể như sau:

     - Mục tiêu môn học;

     - Nội dung chính về kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề mà người học phải học;

     - Phân bổ thời gian cho từng phần, từng chương cụ thể đã được xác định;

     - Hướng dẫn thực hiện chương trình.

4.3. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp:

            Tất cả các môn học đào tạo nghề, khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học.

   - Hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành.

   - Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 120 phút;

              ;             & nbsp;               + Thực hành: Không quá 8 giờ.

   - Mỗi môn học có từ  02 đơn vị học trình (cứ 15 giờ học là 01 đơn vị học trình) trở lên sẽ có một bài kiểm tra hết môn.

   - Thời gian làm bài kiểm tra hết môn: tối đa là 120 phút.

   - Bài kiểm tra hết môn có:

            + Các câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong khoảng 1 đến 2 phút.

            + Các câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong khoảng 15 phút.

4.4. Hướng dẫn phân bổ thời gian và nội dung phần thực hành nghề tại khách sạn:

    - Thực hành nghề tại khách sạn nhằm mục tiêu:

+ Thích nghi được với môi trường làm việc thực tế;

+ Nắm được hệ thống tổ chức và nhân sự;

+ Hiểu được các mối quan hệ giữa các cấp quản lý và giữa các thành viên tại bộ phận/tổ nhóm làm việc;

+ Nắm được mối quan hệ giữa khách hàng và nhân viên phục vụ;

+ Hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng đã được học tập tại trường vào môi trường nghề nghiệp thực tế.

   - Nội dung thực hành nghề tại cơ sở:

Bao gồm những nội dung người học đã được học tại trường (tùy từng đợt thực hành) đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để áp dụng vào công việc thực tế.

   - Cách thức tổ chức:

Có thể phân bổ nội dung thực hành nghề tại cơ sở theo các hướng sau:

+ Thực hành nghiệp vụ sau khi kết thúc các môn học năm thứ 1, bố trí thực tập lần lượt tại các bộ phận (lễ tân, buồng, nhà hàng và chế biến) với lượng thời gian 2 tháng;

+ Thực hành chuyên sâu sau khi kết thúc các môn học năm thứ 2, bố trí thực tập chuyên sâu theo chuyên ngành đã học ở phần tự chọn với lượng thời gian 3 tháng;

+ Địa điểm thực hành tại doanh nghiệp được lựa chọn trước khi đi thực hành ít nhất là 1 tháng. Cần có cam kết giữa trường và khách sạn để đảm bảo cho người học được thực tập đúng nghề dưới sự hướng dẫn, giám sát của người giáo viên hướng dẫn của trường và người hướng dẫn của khách sạn được lựa chọn. Mỗi người học có sổ nhật ký thực tập. Hàng ngày, người hướng dẫn thực tập của khách sạn nhận xét về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người thực tập;

    - Việc lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như phân bổ thời gian thực hành tùy điều kiện từng trường để có thể lựa chọn hình thức thực hành tại cơ sở cũng như chia thành các đợt thực hành với thời lượng hợp lý nhằm đảm bảo về thời lượng, các mục tiêu và nội dung cơ bản nói trên./.

_______________

TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH NGHỆ HÀ NỘI - VỮNG CHẮC TƯƠNG LAI

Địa chỉ: Số 7, Đường Mỹ Đình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Mail: [email protected] - [email protected]

Hotline: 0965 476 637 - 0982 944 477

Cập nhật lần cuối: 28/03/2022 02:56:08 CH