ctg

THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

THIẾT KẾ ĐỒ HỌA Trường cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo
TÊN NGHỀ: CAO ĐẲNG NGHỀ THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ
(Graphics design)
Mã nghề : 50480208
Trình độ đào tạo : Cao đẳng nghề
Đối tượng tuyển sinh : Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo : 38
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp : Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

I MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

Trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành trong các công việc thuộc nghề Thiết kế đồ hoạ. Hoàn thành chương trình học, người học có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế đồ hoạ. Người học có khả năng làm việc độc lập, tự kiếm sống bằng nghề đã học hoặc có khả năng tổ chức hành nghề theo nhóm. Người học trở thành người có đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, có ý thức chức kỷ luật, có khả năng tự học hoặc tiếp tục học để nâng cao trình độ. Cụ thể chương trình sẽ trang bị các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp sau:
- Kiến thức:
+ Trang bị các kiến thức cơ bản về CNTT;
+ Trang bị các kiến thức về kỹ thuật đồ hoạ trên máy tính;
+ Trang bị các kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, mỹ thuật công nghiệp;
+ Bồi dưỡng các kiến thức về thẩm mỹ học;
+ Bồi dưỡng các kiến thức cơ bản về kỹ năng sáng tác các tác phẩm đồ hoạ. 
- Kỹ năng:
+ Có thể kết nối, điều khiển máy tính và các thiết bị ngoại vi;
+ Có thể nhận làm dịch vụ các công việc liên quan đến thiết kế đồ hoạ như tạo các bản vẽ kỹ thuật, mỹ thuật, chế bản sách báo, tạo các tranh ảnh quảng cáo, các dịch vụ liên quan đến video số, chụp ảnh số;
+ Có thể làm dịch vụ trong các công việc liên quan đến thiết kế các trang Web;
+ Có thể tạo ra các bản vẽ liên quan đến mỹ thuật công nghiệp.
 
 

2 Chính trị, đạo đức, thể chất và quốc phòng

- Chính trị, đạo đức:
+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
+ Trình bày được đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu, định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn;
+ Có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước;
+ Có đạo đức, yêu nghề và có llương tâm nghề nghiệp;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao;
+ Luôn phấn đấu để góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm dầu thực vật Việt Nam;
+ Có ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất;
+ Có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn;
- Thể chất, quốc phòng:
+ Có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Trình bày được một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản ở một số môn thể dục thể thao như: Thể dục, Điền kinh, Bóng chuyền;
+ Trình bày được cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;
+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sỹ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an;
+ Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
 
 

3 Cơ hội việc làm

Người học sau khi tốt nghiệp có thể:
+ Làm việc trong các ngành liên quan đến vẽ kỹ thuật như xây dựng, kiến trúc, cơ khí v. v.
+ Làm việc trong các ngành liên quan vẽ mỹ thuật như Quảng cáo, thiết kế thời trang;
+ Làm việc trong các công ty, cơ quan, tổ chức xuất bản sách báo, tạp chí.
+ Thiết kế trang Web, Websites;
+ Có thể làm việc ở các cơ quan, công ty liên quan đến việc sử dụng, khai thác công nghệ đa phương tiện.
 

II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian khoá học: 2,5 năm
- Thời gian học tập: 130 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 3465 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học/mô đun và thi tốt nghiệp: 300 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 135 giờ)
 
 

2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu

- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 450 giờ 
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3015 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 2115 giờ; Thời gian học tự chọn 900 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 1002 giờ; Thời gian học thực hành 2013 giờ
 

III. danh mục môn học, mô đun đào tào tạo bắt buộc, thời gian và phân bổ thời gian

 

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
 

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CTKTĐ CĐN ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bố thời gian cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn.
    - Môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng miền, của từng địa phương;
    - Ngoài các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục III, các Trường/Cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/Cơ sở dạy nghề của mình;
- Việc xác định các môn học, mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản sau:
+ Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề;
+ Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể;
+ Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định;
+ Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo qui định.
    - Tuỳ thuộc nhu cầu của người học và đặc điểm vùng miền của cơ sở đào tạo có thể tham khảo các mô đun, môn học tự chọn đưa ra dưới đây, với tổng thời lượng 900 giờ để giảng dạy cho phù hợp. Trong đó:
+ Thời gian học lý thuyết: 291 giờ 
+ Thời gian học thực hành: 609 giờ
1.1 Danh mục và phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
Cập nhật lần cuối: 12/06/2021 04:57:20 CH