Sau khoảng thời gian học tập ở trường THCS, đến cuối năm lớp 9 nhiều phụ huynh và học sinh đã bắt đầu tìm hiểu về hướng đi phù hợp cho con đường học tập tương lai. Khi đó, phụ huynh và học sinh phải trả lời được cho câu hỏi: Học THPT hay chương trình song bằng THPT kết hợp với Trung cấp (hệ 9+) thì phù hợp với mình/ con mình?
Hiện nay học sinh sau khi tốt nghiệp THCS sẽ có khá nhiều những lựa chọn cho tương lai, tuy nhiên vấn đề chọn trường cho con em vẫn là một vấn đề nhiều phụ huynh đang còn trăn trở. Sau khi tốt nghiệp THCS, các em có thể lựa chọn các hướng vào trường THPT công lập, THPT tư thục, trung tâm GDTX hoặc các chương trình song bằng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, hệ song bằng THPT kết hợp với Trung cấp (hệ 9+) đang là hướng đi được khá nhiều người tìm hiểu và lấy làm bệ phóng cho tương lai của con em mình. Sau đây là một số lý do vì sao nên chọn môi trường Trung cấp để các con theo học:
Theo khảo sát mùa tuyển sinh 2022- 2023 tại Hà Nội có khoảng gần 40% học sinh Hà Nội không có cơ hội vào lớp 10 THPT công lập. Điều này vô tình khiến cho kỳ thi vào 10 trở thành một cuộc chiến đối với các bạn học sinh. Chính sự cạnh tranh này khiến cho các em học sinh trở nên áp lực và có thể là gặp phải các vấn đề về tâm lý ảnh hưởng đến cả tương lai của các em sau này, đặc biệt với các em có học lực ở mức trung bình khá hoặc thấp hơn.
Nhưng khi lựa chọn xét tuyển theo học hệ song bằng THPT và Trung cấp chính quy (hệ 9+) tại trường Cao Đẳng Bách Nghệ Hà Nội các bạn học sinh chỉ cần xét học bạ THCS, điều này làm giảm đi áp lực cho các em, cũng như không còn nỗi lo không có nơi để học cho những năm tiếp theo.
Theo quy định của Bộ LĐTB&XH, kể từ năm 2017, học sinh tốt nghiệp THCS không bắt buộc phải học bổ túc văn hóa khi theo học hệ trung cấp. Do đó, học sinh tốt nghiệp THCS có thể "đi tắt" lên trung cấp, bỏ qua bậc học THPT. Đây là hướng phân luồng giáo dục nhằm tạo ra một lực lượng lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Cụ thể, tại trường Cao Đẳng Bách Nghệ Hà Nội có sự giảm tải về số lượng môn học chỉ còn lại 7 môn và khối lượng kiến thức văn hóa trong các môn học so với chương trình học văn hóa tại các trường THPT thông thương. Sau 03 năm học, hoc sinh tốt nghiệp hệ 9+ sẽ nhận được 02 văn bằng (THPT, Trung cấp). Trong đó, bằng Trung cấp chính quy do trường Cao đẳng Bách Nghệ Hà Nội cấp, bằng THPT do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội cấp.
Với 2 tấm bằng trên, các bạn được phép liên thông tiếp lên các bậc giáo dục cao hơn và có thể lấy bằng Cao đẳng trong 1.5 năm và Đại học là 2.5 năm. Như vậy, nếu học theo lộ trình này, các em thậm chí có bằng Đại học ở độ tuổi 20, sớm hơn các bạn THPT là 1 năm.
Theo Báo cáo thị trường lao động năm 2019 và dự báo nhu cầu nhân lực năm 2020 (Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM), hệ đào tạo Trung cấp chiếm tỉ trọng nhu cầu nhân lực cao nhất với 28,44%, trong khi đó trình độ Đại học chỉ chiếm 21,72%. Trước thực trạng sinh viên Đại học thiếu kỹ năng tay nghề khi bắt đầu công việc, các doanh nghiệp đang dần chuộng sinh viên trình độ Trung cấp.
Với mô hình đào tạo kết hợp “Nhà trường- doanh nghiệp”, trường Cao đẳng Bách Nghệ Hà Nội cũng là đơn vị tiên phong trong thực hiện mô hình đào tạo này. Với mục đích là giải quyết việc làm cho người học, nhà trường cam kết sẽ giởi thiệu việc làm ngay cho 100% sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Mặt khác, hiện nay nhà trường cũng đang đào tạo các chuyên ngành rất cần thiết cho thị trường lao động cho sinh viên lựa chọn như: Lập trình máy tính, thiết kế đồ họa, quản trị khách sạn, kỹ thuật chế biến món ăn, Dược học, kỹ thuật xét nghiệm y học, điều dưỡng.....
Sinh viên học chuyên ngành kỹ thuật chế biến món ăn tại Cao Đẳng Bách Nghệ Hà Nội.
Khi theo học hệ trung cấp 9+ tại trường Cao đẳng Bách Nghệ Hà Nội các em học sinh sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
____________________________
Địa chỉ: Số 7, Đường Mỹ Đình, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Email: [email protected] - [email protected]
Website: http://hbnc.edu.vn; Fanpage: http://facebook.com/cdbachnghehanoi
Điện thoại: 0965 476 637 - 0982 944 477