<p> </p>
<p><b>🍀🌷NGUYÊN LÝ:</b><br>
( câu này nếu để bản ngã là chủ ngữ thì chúng ta mặc nhiên xem bản ngã là có thật. Mình đảo ngữ nhé ...Chúng ta tự tạo đau khổ cho chính mình từ bản ngã ( ảo tưởng về cái tôi ) Bản ngã (Cái tôi) tạo ra Khổ. Bản ngã không có thật (... bỏ tồn tại) , được xây dựng trên ngã sở (sở hữu) và tự ngã ( tự nhận về mình dựa trên nhận định của người khác) ... Khổ do chúng ta lầm tưởng từ sự đồng hoá bản thân với những cái chúng ta sơ hữu, với danh hiệu (ví dụ tôi là Quang, tôi là kỹ sư, tôi là giám đốc ...) với sự đánh giá về tự ngã bản thân (tôi thông minh, tôi giỏi ...) kết hợp với sự nhận định của người khác về mình.</p>
<p>Điều này rất dễ kiểm chứng:<br>
- Đứa trẻ (1-3) tuổi đều hồn nhiên, đáng yêu, hạnh phúc và tràn đầy niềm vui ... nhưng khi lớn lên, đứa trẻ hình thành cái tôi và nó đuổi theo những chuẩn mực xã hội, nó muốn thành con ngoan trò giỏi, muốn thành công, muốn được người khác ngưỡng mộ ... và khổ phát sinh 🙂<br>
- Khi sống thì khổ ơi là khổ 🙂 Khi vừa nhắm mắt thì chẳng còn khổ nữa 🙂 Người chết chẳng còn ý niệm gì về tên tôi là gì, chức vụ là gì? sở hữu gì?<br>
- Con mèo thì sung sướng thế - trời nắng nó nằm lim dim bên cửa sổ ... nó không có khái niệm phải thành công, phải trở thành con mèo bắt chuột giỏi nhất ... Con người thì phải phấn đấu và có người thì tự tử trong khí đó loài vật không có tự tử.</p>
<p>Vậy, bản chất con người là phúc lạc ... bản chất con người là Niềm vui, Hạnh phúc .... Nhưng điều gì đã xảy ra làm chúng ta đau khổ??? Đó chính là Tham - Sân - Si phát sinh từ ảo tưởng Bản ngã ... Và con đường Đức Phật chỉ ra là nhận biết thật tại. Vì khi thấy ra được thật tại luôn thay đổi, mâu thuẫn và hợp tác thì tự nhiên buông bỏ ảo tưởng về bản ngã. Từ bi và trí tuệ là điều kiện để nhận chân ra thật tại. Bố thí là một cách tu tập hiệu quả để có từ bi và trí tuệ. Như thế, ngay nơi hành động bố thí thì ngã sở và tự ngã rơi rụng. Không còn lệ thuộc vào ngã sở và tự ngã thì bản ngã chỉ là cái bóng. Chúng ta có lệ thuộc hay chạy theo cái bóng của mình không?</p>
<p><b>🍀🌷BẢN CHẤT BỐ THÍ</b></p>
<p>Lời Đức Phật: Kinh Itivuttaka 26; 18-19<br>
Này các Tỳ-kheo, nếu chúng sanh biết được kết quả của bố thí và chia sẻ, như Ta đã biết, thì họ sẽ không ăn mà không chia sẻ, họ sẽ không để cho sự ô uế của keo kiệt ám ảnh và mọc rễ trong tâm họ. Thậm chí nếu đó là miếng ăn tối hậu, là miếng ăn cuối cùng, họ sẽ không ăn mà không chia sẻ, nếu có người nào đó cần chia sẻ.</p>
<p>Bố thí ( Dana _ pàli) trong tiếng Việt không thực sự chuẩn, nó ám chỉ người trên cho người dưới. Thầy Tâm Hạnh bảo tiếng Anh dịch từ này sát nghĩa hơn, Bố thí là Hào phóng, rộng lượng (Generous). Như thế, bố thí được hiểu trong Việt ngữ là hiến tặng, dâng tặng.</p>
<p>Đức Phật hướng dẫn phương pháp Bố thí, phương pháp chuyển hoá tâm không phải là ban phát, không phải là Show-Off. Bố thí là cách buông bỏ ngã sở - tâm ham muốn sở hữu; và tự ngã (tự cao, tự đại) .. . Phần thưởng của bố thí là Niềm vui, là Hạnh phúc, là Tự do.</p>
<p>Vì vậy:<br>
1) Bố thì là vì chính mình: không phụ thuộc vào ý tưởng làm cho đối tượng được gì đó theo muốn của mình.<br>
2) Bố thí không đặt trên giá trị của vật bố thí mà trên Tâm hoan hỷ, từ bỏ của chúng ta: Không phải cho nhiều thì càng có nhiều phước mà liên quan tới động cơ hiểu biết, tôn trọng, thời điểm, vui vẻ và hành xử của chúng ta.<br>
3) Bố thì không phải chỉ là bố thí Tiền hay vật chất: Bố thí niềm vui, bố thí pháp, .... bố thí vật chất là thấp nhất.</p>
<p><b>🍀🌷NGUYÊN TẮC</b><br>
Thầy Tâm Hạnh đưa ra nguyên tắc của bố thí trong Đạo Phật:<br>
1) Có niềm tin: Tin là việc làm chúng ta có ý nghĩa, tin là người nhận xứng đáng</p>
<p>2) Tôn trọng đối tượng: Không có người nhận thì không có người cho - chúng ta phải cảm ơn họ vì họ giúp chúng ta thực hiện bố thí</p>
<p>3) Vui vẻ - hoan hỷ từ bỏ: chắc chắn rằng bố thì:<br>
- Không vì luyến ái<br>
- Không vì sân hận<br>
- không vì sợ hãi<br>
- Không vì si mê - adua theo người khác<br>
- Không thiên vị</p>
<p>Bố thí trong Nhận biết, trong Niềm vui, Yêu thương và lòng biết ơn .</p>
<p>4) Bố thí đúng người (Who), đúng lúc (When), đúng cái họ cần (What), bố thí đúng cách (How)</p>
<p>5) Bố thí không tổn hại mình và không tổn hại người khác<br>
Không phải đi vay tiền để bố thí</p>
<p><b>🍀🌷KẾT</b></p>
<p><br>
Một câu chuyện mà mình tâm đắc</p>
<p>Có một người nghèo hỏi Đức Phật là vì sao con nghèo?<br>
Đức Phật hỏi vì sao không bố thí? Người nghèo trả lời, con nghèo lắm thì làm sao bố thí được?</p>
<p>Đức Phật trả lời: con nghèo và cũng không hiểu vì sao mình nghèo!!! Con có thể không có tiền, con không cho người khác tiền; nhưng con có nụ cười - con chia sẻ niềm vui của mình; con có thể nói, con có thể hỏi thăm, chia sẻ những điều tốt đẹp; con có sức lao động ... con có thể làm việc đóng góp cho xã hội.</p>
<p>Cám ơn Thầy Tam Hanh với những chia sẻ rất bản chất, rất thực tiễn và xuyên thấu</p>
<p> </p>
<p>Enjoy 🌷🍀😍</p>
🍀🌷NGUYÊN LÝ:
( câu này nếu để bản ngã là chủ ngữ thì chúng ta mặc nhiên xem bản ngã là có thật. Mình đảo ngữ nhé ...Chúng ta tự tạo đau khổ cho chính mình từ bản ngã ( ảo tưởng về cái tôi ) Bản ngã (Cái tôi) tạo ra Khổ. Bản ngã không có thật (... bỏ tồn tại) , được xây dựng trên ngã sở (sở hữu) và tự ngã ( tự nhận về mình dựa trên nhận định của người khác) ... Khổ do chúng ta lầm tưởng từ sự đồng hoá bản thân với những cái chúng ta sơ hữu, với danh hiệu (ví dụ tôi là Quang, tôi là kỹ sư, tôi là giám đốc ...) với sự đánh giá về tự ngã bản thân (tôi thông minh, tôi giỏi ...) kết hợp với sự nhận định của người khác về mình.
Điều này rất dễ kiểm chứng:
- Đứa trẻ (1-3) tuổi đều hồn nhiên, đáng yêu, hạnh phúc và tràn đầy niềm vui ... nhưng khi lớn lên, đứa trẻ hình thành cái tôi và nó đuổi theo những chuẩn mực xã hội, nó muốn thành con ngoan trò giỏi, muốn thành công, muốn được người khác ngưỡng mộ ... và khổ phát sinh 🙂
- Khi sống thì khổ ơi là khổ 🙂 Khi vừa nhắm mắt thì chẳng còn khổ nữa 🙂 Người chết chẳng còn ý niệm gì về tên tôi là gì, chức vụ là gì? sở hữu gì?
- Con mèo thì sung sướng thế - trời nắng nó nằm lim dim bên cửa sổ ... nó không có khái niệm phải thành công, phải trở thành con mèo bắt chuột giỏi nhất ... Con người thì phải phấn đấu và có người thì tự tử trong khí đó loài vật không có tự tử.
Vậy, bản chất con người là phúc lạc ... bản chất con người là Niềm vui, Hạnh phúc .... Nhưng điều gì đã xảy ra làm chúng ta đau khổ??? Đó chính là Tham - Sân - Si phát sinh từ ảo tưởng Bản ngã ... Và con đường Đức Phật chỉ ra là nhận biết thật tại. Vì khi thấy ra được thật tại luôn thay đổi, mâu thuẫn và hợp tác thì tự nhiên buông bỏ ảo tưởng về bản ngã. Từ bi và trí tuệ là điều kiện để nhận chân ra thật tại. Bố thí là một cách tu tập hiệu quả để có từ bi và trí tuệ. Như thế, ngay nơi hành động bố thí thì ngã sở và tự ngã rơi rụng. Không còn lệ thuộc vào ngã sở và tự ngã thì bản ngã chỉ là cái bóng. Chúng ta có lệ thuộc hay chạy theo cái bóng của mình không?
🍀🌷BẢN CHẤT BỐ THÍ
Lời Đức Phật: Kinh Itivuttaka 26; 18-19
Này các Tỳ-kheo, nếu chúng sanh biết được kết quả của bố thí và chia sẻ, như Ta đã biết, thì họ sẽ không ăn mà không chia sẻ, họ sẽ không để cho sự ô uế của keo kiệt ám ảnh và mọc rễ trong tâm họ. Thậm chí nếu đó là miếng ăn tối hậu, là miếng ăn cuối cùng, họ sẽ không ăn mà không chia sẻ, nếu có người nào đó cần chia sẻ.
Bố thí ( Dana _ pàli) trong tiếng Việt không thực sự chuẩn, nó ám chỉ người trên cho người dưới. Thầy Tâm Hạnh bảo tiếng Anh dịch từ này sát nghĩa hơn, Bố thí là Hào phóng, rộng lượng (Generous). Như thế, bố thí được hiểu trong Việt ngữ là hiến tặng, dâng tặng.
Đức Phật hướng dẫn phương pháp Bố thí, phương pháp chuyển hoá tâm không phải là ban phát, không phải là Show-Off. Bố thí là cách buông bỏ ngã sở - tâm ham muốn sở hữu; và tự ngã (tự cao, tự đại) .. . Phần thưởng của bố thí là Niềm vui, là Hạnh phúc, là Tự do.
Vì vậy:
1) Bố thì là vì chính mình: không phụ thuộc vào ý tưởng làm cho đối tượng được gì đó theo muốn của mình.
2) Bố thí không đặt trên giá trị của vật bố thí mà trên Tâm hoan hỷ, từ bỏ của chúng ta: Không phải cho nhiều thì càng có nhiều phước mà liên quan tới động cơ hiểu biết, tôn trọng, thời điểm, vui vẻ và hành xử của chúng ta.
3) Bố thì không phải chỉ là bố thí Tiền hay vật chất: Bố thí niềm vui, bố thí pháp, .... bố thí vật chất là thấp nhất.
🍀🌷NGUYÊN TẮC
Thầy Tâm Hạnh đưa ra nguyên tắc của bố thí trong Đạo Phật:
1) Có niềm tin: Tin là việc làm chúng ta có ý nghĩa, tin là người nhận xứng đáng
2) Tôn trọng đối tượng: Không có người nhận thì không có người cho - chúng ta phải cảm ơn họ vì họ giúp chúng ta thực hiện bố thí
3) Vui vẻ - hoan hỷ từ bỏ: chắc chắn rằng bố thì:
- Không vì luyến ái
- Không vì sân hận
- không vì sợ hãi
- Không vì si mê - adua theo người khác
- Không thiên vị
Bố thí trong Nhận biết, trong Niềm vui, Yêu thương và lòng biết ơn .
4) Bố thí đúng người (Who), đúng lúc (When), đúng cái họ cần (What), bố thí đúng cách (How)
5) Bố thí không tổn hại mình và không tổn hại người khác
Không phải đi vay tiền để bố thí
🍀🌷KẾT
Một câu chuyện mà mình tâm đắc
Có một người nghèo hỏi Đức Phật là vì sao con nghèo?
Đức Phật hỏi vì sao không bố thí? Người nghèo trả lời, con nghèo lắm thì làm sao bố thí được?
Đức Phật trả lời: con nghèo và cũng không hiểu vì sao mình nghèo!!! Con có thể không có tiền, con không cho người khác tiền; nhưng con có nụ cười - con chia sẻ niềm vui của mình; con có thể nói, con có thể hỏi thăm, chia sẻ những điều tốt đẹp; con có sức lao động ... con có thể làm việc đóng góp cho xã hội.
Cám ơn Thầy Tam Hanh với những chia sẻ rất bản chất, rất thực tiễn và xuyên thấu
Enjoy 🌷🍀😍
|