<p> </p>
<p>Có một nhà văn đã viết: “Hãy khao khát Chân - Mỹ - Thiện như đứa con thơ khao khát sữa mẹ. Hãy kiếm tìm Chân - Mỹ - Thiện như kẻ lạc đường tìm vì sao Bắc đẩu. Hãy hướng về Chân - Mỹ - Thiện như hoa hướng dương vươn mình theo ánh mặt trời” vì ông đã thấy đạo là mạch nguồn của sự sống đích thực.</p>
<p> </p>
<p>Chính những nỗi khổ đau của con đã hướng dẫn con về với đạo, cũng như chính vì khát sữa mà đứa con thơ tìm về với tình thương yêu của mẹ. Cho nên trước hết con phải cám ơn những nỗi bất hạnh trong đời, vì không có khổ đau làm sao có giải thoát, con có bao giờ nghĩ thế không?</p>
<p> </p>
<p>Chuyện nàng Pàtàcàrà trong Kinh Pháp Cú, đã được Đức Phật thức tỉnh sau khi mất hết tất cả: chồng, con, cha mẹ, họ hàng, nhà cửa, tài sản.</p>
<p>Chuyện bà Gotamì đã giác ngộ sau khi biết Đức Phật xác định đứa cháu thân yêu của đời bà không bao giờ sống lại nữa.</p>
<p>Trong Kinh Phật, những hiện tượng khổ đau cũng được Đức Phật gọi là các Thiên sứ. Nó nhắc nhở chúng ta giác ngộ bốn sự thật: khổ, nhân sinh khổ, khổ diệt và con đường diệt khổ, nhờ vậy chúng ta mới biết thế nào là sống đúng chân lý.</p>
<p>Như vậy hãy can đảm lên, đối diện với khổ đau để học ra nơi nó những giá trị đích thực.</p>
<p><b>1) Khổ đau cho chúng ta thấy bản chất của đời sống.</b></p>
<p>Khi một lý tưởng được sự mù quáng (vô minh) và lòng ham muốn (ái dục) dự phóng thành những hình ảnh hoa lệ của hạnh phúc, sung sướng, tự do, thỏa mãn... thì khổ đau sẽ là câu trả lời thẳng thắn và chân thực cho những lý tưởng lầm lạc đó. Có lẽ vì thế mà người đời nói nôm na là “ghét của nào trời trao của ấy” như một sự thật phũ phàng.</p>
<p>Vậy qua khổ đau ta phải rút ra được bài học đâu là thực chất, đâu là lý tưởng, đâu là chân, đâu là vọng, đâu là sai, đâu là đúng.</p>
<p><b>2) Khổ đau giúp chúng ta tăng sức chịu đựng bền bỉ (kham nhẫn).</b></p>
<p>Sức chịu đựng càng cao, sự giải thoát càng lớn. Giống như một người chưa bao giờ gánh nặng sẽ thấy một gánh 10 ký là cực hình, nhưng với người đã từng gánh nặng thì dầu 100 ký cũng vẫn nhẹ nhàng.</p>
<p>Sợ hãi khổ đau, mong cầu sung sướng đều là những cách lẩn tránh sự thật vì yếu đuối. Thực ra, trên đời không có gì khó, chỉ tại lòng không kham nhẫn. Vì vậy, chấp nhận đau khổ chính là nuôi lớn lòng kiên trì nhẫn nại. Có nhẫn nại mới làm được những việc khó làm, chịu được những việc khó kham mà tâm hồn vẫn an nhiên thanh thản.</p>
<p>Tự do là ung dung trong ràng buộc<br>
Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau</p>
<p><b>3) Đau khổ cho chúng ta thấy rõ nguyên nhân sâu xa của nó.</b></p>
<p>Nếu ta bình tĩnh sáng suốt để chiêm nghiệm thật kỹ thì ta sẽ thấy đau khổ không phải từ bên ngoài đến, không phải do người khác tạo ra. Điều kiện bên ngoài chỉ là duyên, còn nhân là ở trong ta.</p>
<p>Như người bị trúng gió không phải chỉ thuần túy là do gió mà chính là do thể lực của anh ta đang yếu. Cũng vậy, khi có đau khổ chắc hẳn không phải do bên ngoài đem lại mà chính là bắt nguồn từ động lực bên trong.</p>
<p>Đức Phật dạy du sĩ ngoại đạo Kassapa: “Đau khổ không do ai tạo ra. Ở đâu có tham, sân, si ở đó có đau khổ. Ở đâu không có tham, sân, si ở đó không có đau khổ”.</p>
<p>Đã biết đâu là nguyên nhân thì không còn đổ lỗi cho ai, cũng không than trời trách đất, mà chỉ lo chuyển hóa tận nguồn gốc nguyên nhân đau khổ ấy ngay chính trong ta mà thôi.</p>
<p><b>4) Đau khổ cho chúng ta thấy rõ con đường thoát khổ.</b></p>
<p>Như Đức Phật đã dạy ở trên, đau khổ bắt nguồn từ nguyên nhân nội tại. Nguyên nhân ấy chính là tham, sân (ái dục) và si (vô minh). Đau khổ chỉ là kết quả vì vậy thoát khổ không có nghĩa là trốn tránh hậu quả, mà chính là dập tắt nguyên nhân vô minh ái dục để chuyển hóa khổ đau ở tận nguồn.</p>
<p>Khi tỉnh thức sáng suốt thì không có vô minh, lúc trầm tĩnh ổn định thì không có ái dục. Không có vô minh và ái dục thì thân khẩu ý của chúng ta trở nên trong lành, thanh tịnh, vì vậy mọi ngọn gió khổ, vui, thành, bái, được, mất, hơn, thua ở đời không còn lay chuyển chúng ta được nữa.</p>
<p>5) Đau khổ giúp chúng ta sống theo Chân, Mỹ, Thiện.</p>
<p>Khi thấy rõ con đường thoát khổ, thì con đường ấy cũng chính là con đường chân hạnh phúc, con đường thể hiện tròn vẹn thể, tướng, dụng của đạo. Thể của đạo là chân, tướng của đạo là mỹ, dụng của đạo là thiện. Sống sáng suốt thể hiện được thể toàn chân của đạo. Sống định tĩnh thể hiện được tướng toàn mỹ của đạo. Sống trong lành thể hiện được dụng toàn thiện của đạo.<br>
Vậy khi con sáng suốt, định tĩnh, trong lành (tức giới, định, tuệ) chính là con đang sống đạo, đang thể nghiệm con đường thoát khổ.</p>
<p>Lúc chưa hiểu đạo con có thể xem đau khổ như thù nghịch và con có thể oán trách người khác đem lại đau khổ cho con. Nhưng nay đã hiểu đạo, con hãy sáng suốt, định tĩnh để nhận chân được sự thật của đời sống, sự thật trong chính bản thân con và giữa cuộc đời. Mọi người đều đau khổ, mỗi người đều có mỗi hoàn cảnh riêng và đau khổ riêng. Nhưng khác nhau ở chỗ có nhận chân được chân lý của sự khổ hay không.</p>
<p>Không có bài học nào trong cuộc đời mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bài học quá dễ dàng là bài học không có giá trị. Vậy từ nay con hãy bình tâm, nhẫn nại và sáng suốt để tinh tấn học bài học giác ngộ, giải thoát.<br>
Thầy hy vọng từ nay con có đủ tự tin để sống bình thản giữa cuộc đời sóng gió.</p>
<p>Thân ái chào con.</p>
<p>Thư thầy trò: Viên Minh - H.</p>
<p> </p>
<p><a data-ft="{"type":104,"tn":"*N"}" href="https://www.facebook.com/hashtag/herenow?source=feed_text&epa=HASHTAG&__xts__%5B0%5D=68.ARC6k8JBj8sa1tMuv97xgz1v-zBeLMMx0acGylyxYFj5WiaC-fK7P88Xh6N3RwwEygT4jQNLeIa_XmJXthumkarPY1bdW1FC6S3pD2LlvnSIG_7kPBfWdKMszNzaR4ob6K74p4s-6PRx2IL-JlKtgqZzvdJKL29EFmiv1VhP_Wzog66h1u1BCeKtwkBjj5vnpRe9lQqpDw3m4IYGZb3TCsYas6y09uhgBvtPeeg1gC0whWev7XSbmri-92X1l8FIA1_-3iLubwtapZeB37isLFiqxVEqTq7D5QoZthgSABMjSx-TLdiolbMnxKLDqZWLPh1IL8aAbMv4r5VXiv8fo4JyhYY&__tn__=%2ANK-R">#HereNow</a> (<a data-ft="{"tn":"-U"}" data-lynx-mode="async" href="https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Ffb.com%2FGodherenow&h=AT2R_BpjI4OeLp54tn8wuIfHTWVNfx0ANak55hIWTZn0ZSRilm_cTrDemxgpADUlwGkyGS9niAcJ9Ch0ssrj1-ZTTGdZXRKxevEGikxFwm02SrSZNXzfykYx7aVEZ9SvcIv7GyI-ZCkrVsKdi_7a0sSzlXHJm5NBhMcmXP-VFIqIc22JhZ-XP9vZ2IPwMiegetOPET3458rpvAiSg4Rae-tosnxi4P_VjzDwXN4lqpQ9UGo6PWV4vfvw-CfmnKIcjSewnlXcAkZoM4hpAgKbxm_QOJXTxO3aa_14LSvUCwUJX4txM7WXubAQPpdJBQDBJKfSLGsOnaFwHkxeGZ5qUG07mf7x9hpABaAsiNK6vd5qsnLBQ1HxqO1OyHr7vUb8h98-hCewaLfORtSINRIAYjzpPgktHPyxD3eyq8G_pH5xbCQSnvyb9So4-s4kW1F93989uk5Vv9T-EfDG0DpvqFygclZqECfl-OAAi0IfsuzI0QKcyZEBctfkEHyWwvjjflR-vzX7Imf7IKobZmR7Vc9gZ9R8OoraQaa31WubVoBIfFLPqg2DI8-nQHHyTWASdqkALS0cAIKffb3sQNqYfrS9dBMMDJoqtquIL52UHYfedAnNERBqU43FrKYna4yzP6z8VA" rel="noopener nofollow" target="_blank">https://fb.com/Godherenow</a>).</p>
Có một nhà văn đã viết: “Hãy khao khát Chân - Mỹ - Thiện như đứa con thơ khao khát sữa mẹ. Hãy kiếm tìm Chân - Mỹ - Thiện như kẻ lạc đường tìm vì sao Bắc đẩu. Hãy hướng về Chân - Mỹ - Thiện như hoa hướng dương vươn mình theo ánh mặt trời” vì ông đã thấy đạo là mạch nguồn của sự sống đích thực.
Chính những nỗi khổ đau của con đã hướng dẫn con về với đạo, cũng như chính vì khát sữa mà đứa con thơ tìm về với tình thương yêu của mẹ. Cho nên trước hết con phải cám ơn những nỗi bất hạnh trong đời, vì không có khổ đau làm sao có giải thoát, con có bao giờ nghĩ thế không?
Chuyện nàng Pàtàcàrà trong Kinh Pháp Cú, đã được Đức Phật thức tỉnh sau khi mất hết tất cả: chồng, con, cha mẹ, họ hàng, nhà cửa, tài sản.
Chuyện bà Gotamì đã giác ngộ sau khi biết Đức Phật xác định đứa cháu thân yêu của đời bà không bao giờ sống lại nữa.
Trong Kinh Phật, những hiện tượng khổ đau cũng được Đức Phật gọi là các Thiên sứ. Nó nhắc nhở chúng ta giác ngộ bốn sự thật: khổ, nhân sinh khổ, khổ diệt và con đường diệt khổ, nhờ vậy chúng ta mới biết thế nào là sống đúng chân lý.
Như vậy hãy can đảm lên, đối diện với khổ đau để học ra nơi nó những giá trị đích thực.
1) Khổ đau cho chúng ta thấy bản chất của đời sống.
Khi một lý tưởng được sự mù quáng (vô minh) và lòng ham muốn (ái dục) dự phóng thành những hình ảnh hoa lệ của hạnh phúc, sung sướng, tự do, thỏa mãn... thì khổ đau sẽ là câu trả lời thẳng thắn và chân thực cho những lý tưởng lầm lạc đó. Có lẽ vì thế mà người đời nói nôm na là “ghét của nào trời trao của ấy” như một sự thật phũ phàng.
Vậy qua khổ đau ta phải rút ra được bài học đâu là thực chất, đâu là lý tưởng, đâu là chân, đâu là vọng, đâu là sai, đâu là đúng.
2) Khổ đau giúp chúng ta tăng sức chịu đựng bền bỉ (kham nhẫn).
Sức chịu đựng càng cao, sự giải thoát càng lớn. Giống như một người chưa bao giờ gánh nặng sẽ thấy một gánh 10 ký là cực hình, nhưng với người đã từng gánh nặng thì dầu 100 ký cũng vẫn nhẹ nhàng.
Sợ hãi khổ đau, mong cầu sung sướng đều là những cách lẩn tránh sự thật vì yếu đuối. Thực ra, trên đời không có gì khó, chỉ tại lòng không kham nhẫn. Vì vậy, chấp nhận đau khổ chính là nuôi lớn lòng kiên trì nhẫn nại. Có nhẫn nại mới làm được những việc khó làm, chịu được những việc khó kham mà tâm hồn vẫn an nhiên thanh thản.
Tự do là ung dung trong ràng buộc
Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau
3) Đau khổ cho chúng ta thấy rõ nguyên nhân sâu xa của nó.
Nếu ta bình tĩnh sáng suốt để chiêm nghiệm thật kỹ thì ta sẽ thấy đau khổ không phải từ bên ngoài đến, không phải do người khác tạo ra. Điều kiện bên ngoài chỉ là duyên, còn nhân là ở trong ta.
Như người bị trúng gió không phải chỉ thuần túy là do gió mà chính là do thể lực của anh ta đang yếu. Cũng vậy, khi có đau khổ chắc hẳn không phải do bên ngoài đem lại mà chính là bắt nguồn từ động lực bên trong.
Đức Phật dạy du sĩ ngoại đạo Kassapa: “Đau khổ không do ai tạo ra. Ở đâu có tham, sân, si ở đó có đau khổ. Ở đâu không có tham, sân, si ở đó không có đau khổ”.
Đã biết đâu là nguyên nhân thì không còn đổ lỗi cho ai, cũng không than trời trách đất, mà chỉ lo chuyển hóa tận nguồn gốc nguyên nhân đau khổ ấy ngay chính trong ta mà thôi.
4) Đau khổ cho chúng ta thấy rõ con đường thoát khổ.
Như Đức Phật đã dạy ở trên, đau khổ bắt nguồn từ nguyên nhân nội tại. Nguyên nhân ấy chính là tham, sân (ái dục) và si (vô minh). Đau khổ chỉ là kết quả vì vậy thoát khổ không có nghĩa là trốn tránh hậu quả, mà chính là dập tắt nguyên nhân vô minh ái dục để chuyển hóa khổ đau ở tận nguồn.
Khi tỉnh thức sáng suốt thì không có vô minh, lúc trầm tĩnh ổn định thì không có ái dục. Không có vô minh và ái dục thì thân khẩu ý của chúng ta trở nên trong lành, thanh tịnh, vì vậy mọi ngọn gió khổ, vui, thành, bái, được, mất, hơn, thua ở đời không còn lay chuyển chúng ta được nữa.
5) Đau khổ giúp chúng ta sống theo Chân, Mỹ, Thiện.
Khi thấy rõ con đường thoát khổ, thì con đường ấy cũng chính là con đường chân hạnh phúc, con đường thể hiện tròn vẹn thể, tướng, dụng của đạo. Thể của đạo là chân, tướng của đạo là mỹ, dụng của đạo là thiện. Sống sáng suốt thể hiện được thể toàn chân của đạo. Sống định tĩnh thể hiện được tướng toàn mỹ của đạo. Sống trong lành thể hiện được dụng toàn thiện của đạo.
Vậy khi con sáng suốt, định tĩnh, trong lành (tức giới, định, tuệ) chính là con đang sống đạo, đang thể nghiệm con đường thoát khổ.
Lúc chưa hiểu đạo con có thể xem đau khổ như thù nghịch và con có thể oán trách người khác đem lại đau khổ cho con. Nhưng nay đã hiểu đạo, con hãy sáng suốt, định tĩnh để nhận chân được sự thật của đời sống, sự thật trong chính bản thân con và giữa cuộc đời. Mọi người đều đau khổ, mỗi người đều có mỗi hoàn cảnh riêng và đau khổ riêng. Nhưng khác nhau ở chỗ có nhận chân được chân lý của sự khổ hay không.
Không có bài học nào trong cuộc đời mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bài học quá dễ dàng là bài học không có giá trị. Vậy từ nay con hãy bình tâm, nhẫn nại và sáng suốt để tinh tấn học bài học giác ngộ, giải thoát.
Thầy hy vọng từ nay con có đủ tự tin để sống bình thản giữa cuộc đời sóng gió.
Thân ái chào con.
Thư thầy trò: Viên Minh - H.
#HereNow (
|