<div>
<h2> </h2>
</div>
<div>Hai ngày cuối tuần 5-6/9, tôi tham dự lần thứ 2 khoá học Thiền cơ bản của anh Ananda. Trải nghiệm lần thứ 2 vẫn thấy thú vị và phát hiện ra nhiều điều. Ghi lại để chúng ta cùng chia sẻ.</div>
<div>
<p> </p>
<h2>1) Trong chúng ta có 3 phần tách biệt rõ rệt: Suy nghĩ (Tâm trí) – Cảm xúc – Năng lượng</h2>
<p> </p>
<p>Tâm trí hoạt động giống như máy tính:</p>
<ul>
<li>trong tâm trí có các ký ức như memory ghi lại các dữ liệu, các sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Tâm trí chứa đầy những cái đã biết, chứa đầy quá khức;</li>
<li>trong tâm trí có các khuôn mẫu, thói quen, … nó cũng giống như các phần mềm. Các phần mềm này được kích hoạt khi có các kích thích từ bên ngoài;</li>
</ul>
<p> </p>
<p>Trong máy tính có 2 loại phần mềm: phần mềm ứng dụng như MS Word, Excel, .. và phần mềm hệ thống như là hệ điều hành như Windows 7, Windows XP, .v.v. Đối với phần mềm ứng dụng, chúng ta có thể thấy trên màn hình, có thể khởi động, có thể đóng cửa sổ của phần mềm ứng dụng. Đối với phần mềm hệ thống, chúng thường chạy ẩn, không xuất hiện trên màn hình và chỉ có người quản trị mới can thiệp được một phần.</p>
<p> </p>
<p>Tương tự như vậy, hiểu một cách đơn giản Tâm trí của chúng ta có 2 phần: Phần chúng ta biết, chúng ta nghĩ (ý thức) và phần vẫn tồn tại mà chúng ta không biết (vô thức). Ý<b> thức như là các phần mềm ứng dụng – vô thức như là phần mềm Hệ thống.</b> Phần mềm hệ thống của chúng ta chứa niềm tin, các chiến lược phòng vệ, .v.v hình thành từ khi chúng ta còn rất nhỏ.</p>
<p> </p>
<p>Vấn đề nằm ở "phần mềm hệ thống", trong khi chúng ta cứ loay hoay sửa "phần mềm ứng dụng"!!! <b>Thiền giúp chúng ta nhận biết và sửa phần mềm hệ thống </b></p>
<p> </p>
<h2>2) Ananda giúp chúng ta làm việc với NĂNG LƯỢNG.</h2>
<ul>
<li>Cảm nhận năng lượng bên trong cơ thể, mở các năng lượng Trái tim, làm việc với các trung tâm năng lượng của mình (luân xa), .v.v</li>
<li>Chuyển hoá năng lượng từ Giận dữ sang Yêu thương; từ Buồn chán sang yêu thương; từ Lo lắng sang Yêu thương</li>
</ul>
<p>Năng lượng là chủ đề trừu tượng nhưng nó rất cụ thể. Chúng ta dễ dàng cảm thấy có lúc buồn, lúc vui, lúc phấn khích, lúc ỉu xìu, .v.v. làm thế nào để làm chủ được năng lượng này???</p>
<p> </p>
<p>Tôi đang rất hào hứng tiếp tục khám phá, tiếp tục trải nghiệm theo hướng dẫn của Ananda trong khoá Healing 10 ngày và các khoá khác.</p>
<p align="center"> </p>
<p align="center"><img alt="" src="https://scontent.fhan2-3.fna.fbcdn.net/v/t31.0-0/p480x480/11999699_1166916249991244_6564681171286810718_o.jpg?_nc_cat=111&_nc_ohc=C6oBSt-v3EYAX_fTM4D&_nc_ht=scontent.fhan2-3.fna&_nc_tp=6&oh=b4a77d78f4981fc579e7ac817dc4fb9d&oe=5EFBC10F" title=""></p>
<p>Thiền đơn giản là trở về với thiên nhiên và bạn sẽ nhận ra những vẻ đẹp bình dị</p>
<p> </p>
<h2>3) Tâm trí – Cảm xúc – Năng lượng là ba trung tâm tách biệt.</h2>
<p> </p>
<p>Như TS Menis nói: “Cái bạn nghĩ, cái bạn nói và cái bạn Cảm là khác nhau.” Và cái bạn nghĩ, cái bạn nói và cái bạn làm cũng khác nhau. Và chính sự “không đồng bộ”, sự mâu thuẫn giữa 3 thành phần này.</p>
<p> </p>
<p>Tuy nhiên, <b>chúng ta có thói quen dùng Tâm trí quyết định tất cả,</b> tâm trí can thiệp và quyết định cảm xúc và năng lượng. Một trong các phương pháp mà Ananda đã phân tích là</p>
<ul>
<li>Suy nghĩ Tích cực: Suy nghĩ tích cực có thể giúp người ta thoải mái tạm thời, nhưng thực chất cảm xúc, năng lượng chưa được hoàn thành và con người trở thành “quản bom” nổ chậm. Và chỉ cần bên ngoài có kích thích là chúng ta rất dễ “nổi khùng” vì những điều “vớ vẩn” <img alt="sad" height="20" src="http://xaydungwebsite.net/Scripts/ckeditor/plugins/smiley/images/sad_smile.gif" title="sad" width="20"></li>
</ul>
<ul>
<li>Kìm nén cơn giận: Đằng sau cơn giận là sức mạnh. Nếu chúng ta từ chối năng lượng giận dữ. Chúng ta được dạy rằng phải bình tĩnh, không được giận dữ. Khi đó chúng ta đã từ chối sức mạnh của mình.</li>
</ul>
<p> </p>
<h2>4) Đằng sau Cảm xúc đó là Năng lượng – Yêu và Ghét là một</h2>
<p> </p>
<p>Yêu và Ghét là hai mặt của cùng Năng lượng!!! Lúc năng lượng chảy sang Yêu lúc nó chảy sang Ghét. Chính vì vậy, các cụ hay nói “Yêu nhau lắm Cắn nhau đau” hay “Ghét của nào trời trao của ấy”.</p>
<p> </p>
<p>Hiểu được điều này rất có ích cho cuộc sống. Chúng ta thường ghét những người chúng ta yêu! Chẳng ai đi ghét người dưng. Yêu và Ghét là một. Nhưng chúng ta lại chỉ chọn Yêu mà từ chối Ghét!!!</p>
<p> </p>
<p>Điều này gây cho chúng ta nhiều “vấn đề” bởi vì nó đi ngược với tự nhiên. Cuộc sống luôn có hai mặt, bên phải – bên trái, trên – dưới, trong-ngoài, .v.v. nhưng chúng ta luôn chọn một mặt. Chúng ta luôn cố gắng Yêu, luôn cố gắng Tốt, luôn cố gắng Hạnh phúc. Và mỗi khi buồn, mỗi khi có dấu hiệu khổ, chúng ta lo lắng và loạn xị cả lên.</p>
<p> </p>
<p>Qua lớp học, <b>Ananda chỉ cho chúng ta cách tiếp cận của Thiền đó là CHUYỂN HOÁ.</b></p>
<p> </p>
<p>Năng lượng là trung tính, không tốt, không xấu, không buồn, không vui, .v.v. Năng lượng giống như dòng điện, nó có thể làm đèn sáng, quạt quay, .v.v. và nó có thể làm cho giật chết người.</p>
<p>Điều quan trọng đối với năng lượng là DÒNG CHẢY. Chúng ta cần học cách cảm nhận năng lượng và cho nó tuôn chảy. Năng lượng ứ ở đâu trong cơ thể sẽ sinh ra bệnh, sẽ đau. Năng lượng tuôn chảy làm cho người ta khoẻ mạnh, vui vẻ.</p>
<p><b>Người làm chủ, người tự do là làm chủ năng lượng của mình, người đó biết chuyển hoá năng lượng từ ghét sang yêu, từ buồn sáng vui vẻ, từ giận dữ sang yêu thương ….</b></p>
<p> </p>
<h2>Kết</h2>
<p>Còn nhiều điều thú vị chưa viết hết. Tôi rất vui được tiếp cận và thực hành, được Ananda hướng dẫn các phương pháp thiền. Tôi thấy được mở ra Không gian mới, tôi tiếp tục trải nghiệm.</p>
<p><b>Cách tiếp cận mới với Cuộc sống là Năng lượng: Cảm nhận, Luân chuyển và Chuyển hoá Năng lượng.</b></p>
<p> </p>
<p>Cám ơn Ananda, cám ơn Zennova đã tổ chức các khoá học, giúp tôi trải nghiệm trực tiếp, không cần qua sách vở.</p>
<p> </p>
<p>Chúc BẠN ngày mới vui vẻ!</p>
</div>
<p> </p>
Hai ngày cuối tuần 5-6/9, tôi tham dự lần thứ 2 khoá học Thiền cơ bản của anh Ananda. Trải nghiệm lần thứ 2 vẫn thấy thú vị và phát hiện ra nhiều điều. Ghi lại để chúng ta cùng chia sẻ.
1) Trong chúng ta có 3 phần tách biệt rõ rệt: Suy nghĩ (Tâm trí) – Cảm xúc – Năng lượng
Tâm trí hoạt động giống như máy tính:
- trong tâm trí có các ký ức như memory ghi lại các dữ liệu, các sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Tâm trí chứa đầy những cái đã biết, chứa đầy quá khức;
- trong tâm trí có các khuôn mẫu, thói quen, … nó cũng giống như các phần mềm. Các phần mềm này được kích hoạt khi có các kích thích từ bên ngoài;
Trong máy tính có 2 loại phần mềm: phần mềm ứng dụng như MS Word, Excel, .. và phần mềm hệ thống như là hệ điều hành như Windows 7, Windows XP, .v.v. Đối với phần mềm ứng dụng, chúng ta có thể thấy trên màn hình, có thể khởi động, có thể đóng cửa sổ của phần mềm ứng dụng. Đối với phần mềm hệ thống, chúng thường chạy ẩn, không xuất hiện trên màn hình và chỉ có người quản trị mới can thiệp được một phần.
Tương tự như vậy, hiểu một cách đơn giản Tâm trí của chúng ta có 2 phần: Phần chúng ta biết, chúng ta nghĩ (ý thức) và phần vẫn tồn tại mà chúng ta không biết (vô thức). Ý thức như là các phần mềm ứng dụng – vô thức như là phần mềm Hệ thống. Phần mềm hệ thống của chúng ta chứa niềm tin, các chiến lược phòng vệ, .v.v hình thành từ khi chúng ta còn rất nhỏ.
Vấn đề nằm ở "phần mềm hệ thống", trong khi chúng ta cứ loay hoay sửa "phần mềm ứng dụng"!!! Thiền giúp chúng ta nhận biết và sửa phần mềm hệ thống
2) Ananda giúp chúng ta làm việc với NĂNG LƯỢNG.
- Cảm nhận năng lượng bên trong cơ thể, mở các năng lượng Trái tim, làm việc với các trung tâm năng lượng của mình (luân xa), .v.v
- Chuyển hoá năng lượng từ Giận dữ sang Yêu thương; từ Buồn chán sang yêu thương; từ Lo lắng sang Yêu thương
Năng lượng là chủ đề trừu tượng nhưng nó rất cụ thể. Chúng ta dễ dàng cảm thấy có lúc buồn, lúc vui, lúc phấn khích, lúc ỉu xìu, .v.v. làm thế nào để làm chủ được năng lượng này???
Tôi đang rất hào hứng tiếp tục khám phá, tiếp tục trải nghiệm theo hướng dẫn của Ananda trong khoá Healing 10 ngày và các khoá khác.
Thiền đơn giản là trở về với thiên nhiên và bạn sẽ nhận ra những vẻ đẹp bình dị
3) Tâm trí – Cảm xúc – Năng lượng là ba trung tâm tách biệt.
Như TS Menis nói: “Cái bạn nghĩ, cái bạn nói và cái bạn Cảm là khác nhau.” Và cái bạn nghĩ, cái bạn nói và cái bạn làm cũng khác nhau. Và chính sự “không đồng bộ”, sự mâu thuẫn giữa 3 thành phần này.
Tuy nhiên, chúng ta có thói quen dùng Tâm trí quyết định tất cả, tâm trí can thiệp và quyết định cảm xúc và năng lượng. Một trong các phương pháp mà Ananda đã phân tích là
- Suy nghĩ Tích cực: Suy nghĩ tích cực có thể giúp người ta thoải mái tạm thời, nhưng thực chất cảm xúc, năng lượng chưa được hoàn thành và con người trở thành “quản bom” nổ chậm. Và chỉ cần bên ngoài có kích thích là chúng ta rất dễ “nổi khùng” vì những điều “vớ vẩn”
- Kìm nén cơn giận: Đằng sau cơn giận là sức mạnh. Nếu chúng ta từ chối năng lượng giận dữ. Chúng ta được dạy rằng phải bình tĩnh, không được giận dữ. Khi đó chúng ta đã từ chối sức mạnh của mình.
4) Đằng sau Cảm xúc đó là Năng lượng – Yêu và Ghét là một
Yêu và Ghét là hai mặt của cùng Năng lượng!!! Lúc năng lượng chảy sang Yêu lúc nó chảy sang Ghét. Chính vì vậy, các cụ hay nói “Yêu nhau lắm Cắn nhau đau” hay “Ghét của nào trời trao của ấy”.
Hiểu được điều này rất có ích cho cuộc sống. Chúng ta thường ghét những người chúng ta yêu! Chẳng ai đi ghét người dưng. Yêu và Ghét là một. Nhưng chúng ta lại chỉ chọn Yêu mà từ chối Ghét!!!
Điều này gây cho chúng ta nhiều “vấn đề” bởi vì nó đi ngược với tự nhiên. Cuộc sống luôn có hai mặt, bên phải – bên trái, trên – dưới, trong-ngoài, .v.v. nhưng chúng ta luôn chọn một mặt. Chúng ta luôn cố gắng Yêu, luôn cố gắng Tốt, luôn cố gắng Hạnh phúc. Và mỗi khi buồn, mỗi khi có dấu hiệu khổ, chúng ta lo lắng và loạn xị cả lên.
Qua lớp học, Ananda chỉ cho chúng ta cách tiếp cận của Thiền đó là CHUYỂN HOÁ.
Năng lượng là trung tính, không tốt, không xấu, không buồn, không vui, .v.v. Năng lượng giống như dòng điện, nó có thể làm đèn sáng, quạt quay, .v.v. và nó có thể làm cho giật chết người.
Điều quan trọng đối với năng lượng là DÒNG CHẢY. Chúng ta cần học cách cảm nhận năng lượng và cho nó tuôn chảy. Năng lượng ứ ở đâu trong cơ thể sẽ sinh ra bệnh, sẽ đau. Năng lượng tuôn chảy làm cho người ta khoẻ mạnh, vui vẻ.
Người làm chủ, người tự do là làm chủ năng lượng của mình, người đó biết chuyển hoá năng lượng từ ghét sang yêu, từ buồn sáng vui vẻ, từ giận dữ sang yêu thương ….
Kết
Còn nhiều điều thú vị chưa viết hết. Tôi rất vui được tiếp cận và thực hành, được Ananda hướng dẫn các phương pháp thiền. Tôi thấy được mở ra Không gian mới, tôi tiếp tục trải nghiệm.
Cách tiếp cận mới với Cuộc sống là Năng lượng: Cảm nhận, Luân chuyển và Chuyển hoá Năng lượng.
Cám ơn Ananda, cám ơn Zennova đã tổ chức các khoá học, gi
|