<p>1.Hành thiền là hiểu biết và quan sát một cách thư giãn thoải mái, bất cứ gì đang diễn ra – dầu tốt hay xấu.<br>
<br>
2.Hành thiền là quan sát và nhẫn nại chờ đợi với chú niệm và hiểu biết. Thiền không phải là cố gắng chứng nghiệm những điều mà ta đã nghe giảng dạy hay đọc trong sách.<br>
<br>
3.Chỉ quan tâm đến giây phút hiện tại. Không nên để tâm lạc mất trong quá khứ. Chớ vọng móng để tâm bay nhảy hoang dại trong tương lai.<br>
<br>
4.Khi hành thiền, cả thân lẫn tâm đều phải thư giãn (relax), thoải mái.<br>
<br>
5.Nếu cả thân và tâm đều mệt mỏi tức là ta đang có vấn đề trong pháp hành. Hãy xem xét lại pháp hành của ta.<br>
<br>
6.Sao ta lại cố gắng tập trung tâm quá sức khi hành thiền? Ta có đang mong muốn điều gì không? Ta có đang trông đợi điều gì xảy ra không? Ta có đang muốn điều gì chấm dứt không? Hãy tự hỏi, xem ta có những thái độ như vậy hay không?<br>
<br>
7.Hành thiền nên giữ tâm thư giãn và an lạc. Không thể thực hành với tâm căng thẳng.<br>
<br>
8.Khi hành thiền không nên cố ép mình tập trung tâm quá độ, cũng không nên tự bó buộc kềm chế quá.<br>
<br>
9.Không nên tưởng tượng tạo nên điều gì, cũng chớ nên loại bỏ những gì đang diễn ra. Chỉ quan sát và hay biết.<br>
<br>
10.Cố tạo nên điều gì là Tham. Loại bỏ những gì đang xảy ra là Sân. Không hiểu biết nếu điều gì đang diễn ra hay ngưng lại là Si.<br>
<br>
11.Chỉ đến mức mà tâm quan sát của ta không còn tham, sân hay lo âu, ta mới thật sự hành thiền.<br>
<br>
12.Không nên trông mong, chờ đợi điều gì, không vọng móng, mong cầu điều gì, chớ nên lo âu, bởi vì khi có những thái độ này trong tâm, rất khó mà hành thiền tốt đẹp.<br>
<br>
13.Không nên cố gắng làm cho sự vật trở thành như ý mình muốn.Nên cố gắng hay biết những gì diễn ra đúng như nó là vậy.<br>
<br>
14.Hãy tự hỏi: Tâm đang làm gì? Đang suy tư? Hay đang chú niệm?<br>
<br>
15.Tâm ta hiện giờ ở đâu? Bên trong thân hay ở ngoài?<br>
<br>
16.Tâm quan sát của ta có đang hay biết đúng, thâm sâu không?Hay chỉ hay biết thoáng qua trên bề mặt?<br>
<br>
17.Không nên hành thiền với tâm mong cầu hay vọng móng điều gì.Kết quả sẽ chỉ làm cho ta kiệt sức vô ích.<br>
<br>
18.Ta phải chấp nhận và quan sát cả hai – những kinh nghiệm tốt và những kinh nghiệm xấu. Phải chăng ta chỉ muốn những kinh nghiệm thích thú, dễ chịu? Phải chăng những kinh nghiệm khó chịu, dầu nhỏ nhoi đến đâu ta cũng không muốn? Điều ấy có hợp lý chăng? Phải chăng đó là đường lối của Giáo Pháp (Dhamma)?<br>
<br>
19.Ta nên xem xét tỉ mỉ coi mình đang có thái độ nào trong khi hành thiền. Một cái tâm thanh thản nhẹ nhàng và tự do sẽ giúp ta hành thiền tốt. Ta có đang hành thiền với thái độ chân chánh không?<br>
<br>
20.Không nên cảm nghe bận rộn phiền toái với tâm suy tư. Ta hành thiền không phải để ngăn ngừa suy nghĩ, mà trái lại để nhận thức và hay biết tâm suy tư mỗi khi nó phát sanh.<br>
<br>
21.Không nên loại bỏ đối tượng nào ta nghĩ đến. Hãy hay biết những ô nhiễm phát sanh cùng với nó và quan sát các ô nhiễm ấy.<br>
<br>
22.Ta để ý đến điều gì, đối tượng ấy của tâm không quan trọng, cái tâm quan sát đang hoạt động phía sau đó mới thật sự quan trọng.Nếu ta quan sát với thái độ chân chánh, đối tượng nào của tâm ấy cũng là đối tượng đúng.<br>
<br>
23.Chỉ khi nào ta có đức tin (saddhā, tín) mới có sự cố gắng, tinh tấn (viriya, tấn), tâm chú niệm (sati, niệm) sẽ liên tục, tâm sẽ an định vững chắc (samādhi, định) và ta bắt đầu hiểu biết tận tường sự vật. Khi ta hiểu biết sự vật đúng như sự vật là vậy (paññā, tuệ), đức tin tăng trưởng càng mạnh mẽ.</p>
<p align="right"><br>
<br>
<b>Nguồn: Thiền sư Sayadaw U Tejaniya</b></p>
1.Hành thiền là hiểu biết và quan sát một cách thư giãn thoải mái, bất cứ gì đang diễn ra – dầu tốt hay xấu.
2.Hành thiền là quan sát và nhẫn nại chờ đợi với chú niệm và hiểu biết. Thiền không phải là cố gắng chứng nghiệm những điều mà ta đã nghe giảng dạy hay đọc trong sách.
3.Chỉ quan tâm đến giây phút hiện tại. Không nên để tâm lạc mất trong quá khứ. Chớ vọng móng để tâm bay nhảy hoang dại trong tương lai.
4.Khi hành thiền, cả thân lẫn tâm đều phải thư giãn (relax), thoải mái.
5.Nếu cả thân và tâm đều mệt mỏi tức là ta đang có vấn đề trong pháp hành. Hãy xem xét lại pháp hành của ta.
6.Sao ta lại cố gắng tập trung tâm quá sức khi hành thiền? Ta có đang mong muốn điều gì không? Ta có đang trông đợi điều gì xảy ra không? Ta có đang muốn điều gì chấm dứt không? Hãy tự hỏi, xem ta có những thái độ như vậy hay không?
7.Hành thiền nên giữ tâm thư giãn và an lạc. Không thể thực hành với tâm căng thẳng.
8.Khi hành thiền không nên cố ép mình tập trung tâm quá độ, cũng không nên tự bó buộc kềm chế quá.
9.Không nên tưởng tượng tạo nên điều gì, cũng chớ nên loại bỏ những gì đang diễn ra. Chỉ quan sát và hay biết.
10.Cố tạo nên điều gì là Tham. Loại bỏ những gì đang xảy ra là Sân. Không hiểu biết nếu điều gì đang diễn ra hay ngưng lại là Si.
11.Chỉ đến mức mà tâm quan sát của ta không còn tham, sân hay lo âu, ta mới thật sự hành thiền.
12.Không nên trông mong, chờ đợi điều gì, không vọng móng, mong cầu điều gì, chớ nên lo âu, bởi vì khi có những thái độ này trong tâm, rất khó mà hành thiền tốt đẹp.
13.Không nên cố gắng làm cho sự vật trở thành như ý mình muốn.Nên cố gắng hay biết những gì diễn ra đúng như nó là vậy.
14.Hãy tự hỏi: Tâm đang làm gì? Đang suy tư? Hay đang chú niệm?
15.Tâm ta hiện giờ ở đâu? Bên trong thân hay ở ngoài?
16.Tâm quan sát của ta có đang hay biết đúng, thâm sâu không?Hay chỉ hay biết thoáng qua trên bề mặt?
17.Không nên hành thiền với tâm mong cầu hay vọng móng điều gì.Kết quả sẽ chỉ làm cho ta kiệt sức vô ích.
18.Ta phải chấp nhận và quan sát cả hai – những kinh nghiệm tốt và những kinh nghiệm xấu. Phải chăng ta chỉ muốn những kinh nghiệm thích thú, dễ chịu? Phải chăng những kinh nghiệm khó chịu, dầu nhỏ nhoi đến đâu ta cũng không muốn? Điều ấy có hợp lý chăng? Phải chăng đó là đường lối của Giáo Pháp (Dhamma)?
19.Ta nên xem xét tỉ mỉ coi mình đang có thái độ nào trong khi hành thiền. Một cái tâm thanh thản nhẹ nhàng và tự do sẽ giúp ta hành thiền tốt. Ta có đang hành thiền với thái độ chân chánh không?
20.Không nên cảm nghe bận rộn phiền toái với tâm suy tư. Ta hành thiền không phải để ngăn ngừa suy nghĩ, mà trái lại để nhận thức và hay biết tâm suy tư mỗi khi nó phát sanh.
21.Không nên loại bỏ đối tượng nào ta nghĩ đến. Hãy hay biết những ô nhiễm phát sanh cùng với nó và quan sát các ô nhiễm ấy.
22.Ta để ý đến điều gì, đối tượng ấy của tâm không quan trọng, cái tâm quan sát đang hoạt động phía sau đó mới thật sự quan trọng.Nếu ta quan sát với thái độ chân chánh, đối tượng nào của tâm ấy cũng là đối tượng đúng.
23.Chỉ khi nào ta có đức tin (saddhā, tín) mới có sự cố gắng, tinh tấn (viriya, tấn), tâm chú niệm (sati, niệm) sẽ liên tục, tâm sẽ an định vững chắc (samādhi, định) và ta bắt đầu hiểu biết tận tường sự vật. Khi ta hiểu biết sự vật đúng như sự vật là vậy (paññā, tuệ), đức tin tăng trưởng càng mạnh mẽ.
Nguồn: Thiền sư Sayadaw U Tejaniya
|