<p><br>
(Bài này mình viết đã lâu, nay post lại nhân dịp ngày 20/11)<br>
<br>
******<br>
<br>
Chìa khóa của việc dạy trẻ em chốt lại chỉ trong 3 điều sau: KẾT NỐI - HƯỚNG DẪN - nhưng KHÔNG GIÁM SÁT (Connect - Guide - Let go Control).</p>
<h2>KẾT NỐI (Connect)</h2>
<p>Kết nối là bỏ đi cái ngăn cách thứ bậc bố con, thầy trò để đến với đứa trẻ như một người bạn, nhìn bằng cái nhìn của đứa trẻ, cảm nhận, trải nghiệm cùng đứa trẻ. Trẻ con cảm nhận rất nhanh ai là người gần gũi với mình và bắt chước. Trẻ học theo kiểu bắt chước này rất nhanh và sâu, trong khi học gạo theo lời giảng suông rất dễ quên.Trẻ con, nhất là lứa tuổi Teen rất cần có sự kết nối, rất thích kết bạn. Nếu gia đình và nhà trường không tạo nên một môi trường cho chúng kết nối vào thì trẻ rất dễ bị lôi kéo, kết nối vào nhóm bạn xấu hay kết nối qua thế giới ảo, lên mạng, chơi game. Kết nối với bố mẹ, gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè ở trường là món quà tinh thần quý nhất cho các em, cho các em chỗ dựa tinh thần và phát triển tâm lý lành mạnh sau này.</p>
<h2>HƯỚNG DẪN (Guide)</h2>
<p>Trẻ con rất cần được hướng dẫn. Kết nối ở trên, gần gũi với trẻ không có nghĩa là đánh đồng "cá mè một lứa". Người lớn luôn phải giữ vai trò đưa ra những quyết định, định hướng cho trẻ con. Thiếu sự định hướng, quyết định này của người lớn đứa trẻ sẽ cảm thấy sống trong một môi trường không chắc chắn. Thầy cô và gia đình định ra cái khuôn khổ, đường đi để đứa trẻ học tập phát triển. Đứa trẻ luôn cần phải cảm nhận được nó có đủ tự do để đi nhưng không bị lạc. Cái này cũng giống như khi đứa trẻ lần đầu tập đi xe đạp, lúc đầu ngồi lên phải có người giữ xe cho khỏi đổ rồi định hướng đẩy cho xe đi. Nếu chỉ để đứa trẻ tự trèo lên xe rồi tập theo kiểu của nó thì ngã nhiều lần có khi đứa trẻ sợ không dám học tiếp.</p>
<h2>KHÔNG GIÁM SÁT (Let go control)</h2>
<p>Hướng dẫn thái quá dễ dẫn đến tình trạng giám sát đứa trẻ quá gắt gao. Chiều con thái quá, lo lắng cho con quá cũng là một trường hợp giám sát vì không cho con quyền tự do làm theo ý của nó, mọi sự bố mẹ lo cho từ A đến Z tức là muốn cho cuộc sống của con hoàn toàn theo ý mình. Cả hai thái cực đều làm cho đứa trẻ có stress nặng và không lớn lên được. Định hướng là chỉ ra con đường để đứa trẻ tự đi còn giám sát là điều khiển từng bước đi của đứa trẻ. Đứa trẻ bị giám sát sẽ chỉ chú tâm vào từng bước đi đơn lẻ, vì thế mà không học, không trưởng thành lên được. Bạn nào đã dùng GPS thì biết rồi đấy: GPS kiểm soát, điều khiển từng bước đi ngã rẽ của bạn. Dù có đi đến cùng một chỗ 10 lần bằng GPS thì lần sau không có nó bạn sẽ chẳng nhớ phải đi như thế nào. Còn nếu chỉ với một tấm bản đồ trên tay bạn phải tự tìm đến địa điểm đó dù chỉ 1 lần, lần sau bạn vẫn có thể tìm lại được. Trong ví dụ này thì tấm bản đồ là định hướng còn GPS là sự giám sát thái quá.<br>
<br>
Trong thời đại khủng hoảng thừa thông tin này, cái gì cũng có trên mạng. Kiến thức, tri thức trở nên quá rẻ, quá dễ kiếm. Thế nhưng cả biển tri thức đó cũng không thể thay đổi được vai trò của người thầy, của cha mẹ. Thậm chí càng làm tăng tầm quan trọng của cha mẹ và thầy cô.<br>
<br>
Vì <b>KẾT NỐI, HƯỚNG DẪN</b>, nhưng <b>KHÔNG GIÁM SÁT </b>là những điều mà chỉ những thầy cô giáo, các bậc cha mẹ bằng xương bằng thịt mới có thể làm được.<br>
<br>
*********************<br>
<br>
Các ghi chép khác: <a data-ft="{"type":104,"tn":"*N"}" href="https://www.facebook.com/hashtag/pas_notes?epa=HASHTAG">#pas_notes</a></p>
<p>Phan Anh Sơn</p>
(Bài này mình viết đã lâu, nay post lại nhân dịp ngày 20/11)
******
Chìa khóa của việc dạy trẻ em chốt lại chỉ trong 3 điều sau: KẾT NỐI - HƯỚNG DẪN - nhưng KHÔNG GIÁM SÁT (Connect - Guide - Let go Control).
KẾT NỐI (Connect)
Kết nối là bỏ đi cái ngăn cách thứ bậc bố con, thầy trò để đến với đứa trẻ như một người bạn, nhìn bằng cái nhìn của đứa trẻ, cảm nhận, trải nghiệm cùng đứa trẻ. Trẻ con cảm nhận rất nhanh ai là người gần gũi với mình và bắt chước. Trẻ học theo kiểu bắt chước này rất nhanh và sâu, trong khi học gạo theo lời giảng suông rất dễ quên.Trẻ con, nhất là lứa tuổi Teen rất cần có sự kết nối, rất thích kết bạn. Nếu gia đình và nhà trường không tạo nên một môi trường cho chúng kết nối vào thì trẻ rất dễ bị lôi kéo, kết nối vào nhóm bạn xấu hay kết nối qua thế giới ảo, lên mạng, chơi game. Kết nối với bố mẹ, gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè ở trường là món quà tinh thần quý nhất cho các em, cho các em chỗ dựa tinh thần và phát triển tâm lý lành mạnh sau này.
HƯỚNG DẪN (Guide)
Trẻ con rất cần được hướng dẫn. Kết nối ở trên, gần gũi với trẻ không có nghĩa là đánh đồng "cá mè một lứa". Người lớn luôn phải giữ vai trò đưa ra những quyết định, định hướng cho trẻ con. Thiếu sự định hướng, quyết định này của người lớn đứa trẻ sẽ cảm thấy sống trong một môi trường không chắc chắn. Thầy cô và gia đình định ra cái khuôn khổ, đường đi để đứa trẻ học tập phát triển. Đứa trẻ luôn cần phải cảm nhận được nó có đủ tự do để đi nhưng không bị lạc. Cái này cũng giống như khi đứa trẻ lần đầu tập đi xe đạp, lúc đầu ngồi lên phải có người giữ xe cho khỏi đổ rồi định hướng đẩy cho xe đi. Nếu chỉ để đứa trẻ tự trèo lên xe rồi tập theo kiểu của nó thì ngã nhiều lần có khi đứa trẻ sợ không dám học tiếp.
KHÔNG GIÁM SÁT (Let go control)
Hướng dẫn thái quá dễ dẫn đến tình trạng giám sát đứa trẻ quá gắt gao. Chiều con thái quá, lo lắng cho con quá cũng là một trường hợp giám sát vì không cho con quyền tự do làm theo ý của nó, mọi sự bố mẹ lo cho từ A đến Z tức là muốn cho cuộc sống của con hoàn toàn theo ý mình. Cả hai thái cực đều làm cho đứa trẻ có stress nặng và không lớn lên được. Định hướng là chỉ ra con đường để đứa trẻ tự đi còn giám sát là điều khiển từng bước đi của đứa trẻ. Đứa trẻ bị giám sát sẽ chỉ chú tâm vào từng bước đi đơn lẻ, vì thế mà không học, không trưởng thành lên được. Bạn nào đã dùng GPS thì biết rồi đấy: GPS kiểm soát, điều khiển từng bước đi ngã rẽ của bạn. Dù có đi đến cùng một chỗ 10 lần bằng GPS thì lần sau không có nó bạn sẽ chẳng nhớ phải đi như thế nào. Còn nếu chỉ với một tấm bản đồ trên tay bạn phải tự tìm đến địa điểm đó dù chỉ 1 lần, lần sau bạn vẫn có thể tìm lại được. Trong ví dụ này thì tấm bản đồ là định hướng còn GPS là sự giám sát thái quá.
Trong thời đại khủng hoảng thừa thông tin này, cái gì cũng có trên mạng. Kiến thức, tri thức trở nên quá rẻ, quá dễ kiếm. Thế nhưng cả biển tri thức đó cũng không thể thay đổi được vai trò của người thầy, của cha mẹ. Thậm chí càng làm tăng tầm quan trọng của cha mẹ và thầy cô.
Vì KẾT NỐI, HƯỚNG DẪN, nhưng KHÔNG GIÁM SÁT là những điều mà chỉ những thầy cô giáo, các bậc cha mẹ bằng xương bằng thịt mới có thể làm được.
*********************
Các ghi chép khác: #pas_notes
Phan Anh Sơn
|