<div>
<h2> </h2>
</div>
<div>Cuối mỗi buổi tập, chúng tôi lại nghe bài "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" của Trịnh Công Sơn. Tập xong, ai cũng thoải mái, nhẹ nhõm và chúng tôi lại bồng bềnh trong tiếng hát ngân vang của Khánh ly: </div>
<div>
<p>- Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui</p>
<p>- Chọn những bông hoa và những nụ cười </p>
<p>- Tôi chọn nơi này cùng nhau ca hát! Để thấy tiếng cười rộn rã bay! </p>
<p>- Tôi chọn nắng đầy, chọn cơn mưa tới! Để lúa reo mừng tựa vẫy tay! </p>
<p>…</p>
<p>Nhiều hôm, tiếng hát và tiếng đàn ghita vẫn còn ngân vang trong lòng. Và vào ngày đẹp trời, gió mát, sau cơn mưa, ngồi nhâm nhi coffe và tôi chợt nhận ra rằng: <b>Hạnh phúc là sự lựa chọn! </b>Chúng ta có quyền lựa chọn nhìn cuộc sống theo cách nào. Tôi nhận ra rằng: trước kia tôi chọn mục tiêu, chọn thử thách, chọn tranh đấu - tại sao không chọn niềm vui? tại sao không chọn tiếng cười, chọn ca hát :-).</p>
<p>Chỉ cần thay đổi thái độ là cuộc sống thay đổi 180 độ. Điều này cũng giống như nhìn cốc nước còn một nửa, bạn có thể chọn: Cốc nước thiếu 50% hay cốc nước đầy 50%! </p>
<p> </p>
<p>Và tôi đã quyết định chọn Niềm vui! Tôi nhận ra điều này qua các bức ảnh của mình.</p>
<p> </p>
<p>Và sau đây tôi chia sẻ những niềm vui mà sau 90 ngày tập Thiền động Osho để chúng ta cùng thưởng thức và hiểu sâu hơn về bài tập này. </p>
<p> </p>
<h2>1) Niềm vui thư giãn </h2>
<p> </p>
<p>Khi rung lắc, tôi thấy phần trên, nhất là 2 cánh tay thư giản, thả lỏng … rất sướng. Hoá ra, chúng ta có thể thư giãn trong vận động! Điều này Tâm trí khó mà hiểu được: Trong Động lại có Thư giãn và Tĩnh lặng! </p>
<p> </p>
<p>Bạn đã bao giờ có trải nghiệm: tách khỏi bản thân và quan sát chính mình?! Trong thiền, tôi là người quan sát và "thằng Quang" nó đang rung lắc, đang nhảy. Điều này thú vị vô cùng! tôi nhận ra tôi không phải là Cơ thể. Cơ thể thật tuyệt vời nó tự vận hành, nó rất thông minh và có nhiều khả năng hơn chúng ta tưởng. Mỗi lần tập là một cơ hội phát hiện khả năng của cơ thể.</p>
<p> </p>
<p>Tâm trí chúng ta can thiệp vào cơ thể quá nhiều, hãy thư giãn và giống như người chủ, chúng ta chỉ cần ra lệnh và sau đó quan sát! Điều này giống như trong công ty, chúng ta là sếp nhưng chúng ta làm thay công việc của nhân viên; hãy lùi ra xa và quan sát, hãy tận hưởng sự sáng tạo và chủ động của nhân viên. </p>
<p> </p>
<p>Bạn sẽ thấy, sếp vẫn được nghỉ ngơi mà công ty vẫn hoạt động tốt và hiệu quả!</p>
<p> </p>
<p align="center"><img alt="" src="https://scontent.fhan2-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/11870847_1146261012056768_2987230839578140623_n.jpg?_nc_cat=103&_nc_ohc=3IRHPE6xUJIAX8gfF3q&_nc_ht=scontent.fhan2-1.fna&oh=1a0dea1d997cd3bfd1af395454717552&oe=5EFBF696" title=""></p>
<p> </p>
<p>Quan sát bản thân và những người mới tập, tôi nhận ra bình thường chúng ta không biết thư giãn. Mặc dù tâm trí bảo tay, cổ phải thư giãn nhưng chúng vẫn căng cứng. Phải sau nhiều buổi tập, tôi mới thư giãn được và càng thư giãn càng sướng, càng tận hưởng nó. Tôi nhận ra tay mình mềm như bún, nó như sợi dây buộc thõng vào vai, … và khi không cần lực nó lại trở về trạng thái thư giãn, thả lỏng. </p>
<p>Tâm trí căng thẳng kéo theo cơ thể căng thẳng. Vì vậy, người suy nghĩ nhiều thì dễ đau dạ dày, mặt mũi căng thảng. Tôi nhận ra sau thời gian tập, mặt ai cũng tươi, nhẹ nhõm và trẻ hơn. Các cơ mặt được thư giãn, thả lỏng. </p>
<p> </p>
<p>Thư giãn là một niềm vui bạn có thể tận hưởng ở bất kỳ đâu, không cần phải ra bãi biển, không cần những ngày nghỉ. Bạn có thể thư giãn trong quá café ngắm cây cối, bạn có thể thư giãn khi lái xe, bạn có thể thư giãn ngay cả trong giờ họp, .v.v. Bạn chỉ cần quay sự chú ý vào trong, và cho các cơ thư giãn và cảm nhận sự thả lỏng, tận hưởng sự thảnh thơi.</p>
<p> </p>
<p>Thực hành nhiều thì nó trở thành thói quen, và theo tôi, thư giãn là một trong những nghệ thuật sống giá trị nhất! Cách mà chúng ta vẫn làm không đúng đâu :-) Tôi xin chia sẻ ở phần sau.</p>
<p> </p>
<h2>2) Niềm vui Tĩnh lặng </h2>
<p> </p>
<p>Trong quá trình tập, bạn sẽ bắt gặp sự Tĩnh lặng ở nhiều giai đoạn: </p>
<p> </p>
<p><b>Trong giai đoạn 1 - Thở</b>: Bạn thở sâu và mạnh, sau đó bạn dừng, đầu bạn sẽ được nạp đầy năng lượng và trống rỗng. Điều này, giống như một cơn bão vừa đi qua, mới vài phút trước, gió, mưa, sấm chớp ầm ầm và bỗng nhiên trời quang, mây tạnh, không khí thật trong lành. Cả đất trời rơi vào khoảng không của Tĩnh lặng.</p>
<p>Nếu bạn thở hết mình, thở 100% và bỗng nhiên bạn dừng thở, khi đó nhịp thở chuyển từ 100% về 0% và nó để lại khoảng trống Tĩnh lặng đẹp tuyệt vời! Cơn bão càng to, mưa càng lớn thì khi nó để lại sự Tĩnh lặng càng đẹp. </p>
<p> </p>
<p><b>Trong giai đoạn 2 - xả stress</b>: Bạn hô thật to, gào thét đến nỗi chỉ nghe thấy tiếng của mình, cả cơ thể của bạn là khối năng lượng đang xả ra và bỗng nhiên bạn dừng lại. Lại một cơn bão khác đến và đi. Đây là cơn bão của năng lượng hoang dã. Năng lượng này xuất hiện khi chúng ta tức giận, khi chúng ta gặp nguy hiểm.</p>
<p>Bạn đã bao giờ thấy mình tức giận, cơn giận làm đỏ mặt, nóng cả đầu, nó lên rất nhanh và chúng ta không làm chủ được nó và đập phá cái gì đó. Sau khi cơn giận đi, chúng ta chẳng hiểu điều gì đã xảy ra.</p>
<p> </p>
<p>Trong thiền dynamic chúng ta có cơ hội trải nghiệm nhiều lần năng lượng ĐẾN và ra ĐI. Nếu thực hiện càng toàn bộ bao nhiêu thì chúng ta càng dễ nhận ra vẻ đẹp của sự Tĩnh lặng bấy nhiêu.</p>
<p> </p>
<p><b>Trong giai đoạn 4 - Đông cứng</b>: Điều này quá rõ rồi! Cả 3 giai đoạn trước, chúng ta hoạt động liên tục, chúng ta khuấy động năng lượng, cảm xúc và đến giai đoạn 4 chúng ta thưởng thức sự Tĩnh lặng.</p>
<p>Sự tĩnh lặng này thật đẹp! Cơn bão hoạt động, cơn bão năng lượng, cơn bão cảm xúc đi qua để lại cầu vồng Tĩnh lặng đẹp tuyệt vời. Bạn như đang bơi giữa các vì sao, không gian được mở rộng, sự tĩnh mịch bao trùm tất cả. Mọi thứ đều sống động, nhưng bạn dường như không liên quan.</p>
<p> </p>
<p align="center"><img alt="" src="https://scontent.fhan2-3.fna.fbcdn.net/v/t31.0-0/p180x540/11791924_1146263052056564_958742904931486673_o.jpg?_nc_cat=111&_nc_ohc=K57D33Ql_KIAX-tLspJ&_nc_ht=scontent.fhan2-3.fna&_nc_tp=6&oh=32ed09bce5a710739a059c71bc605ede&oe=5EB564F0" title=""></p>
<p> </p>
<h2>3) Niềm vui Sáng tạo</h2>
<p>Sáng tạo là mới mẻ, là không dập khuôn, là tự phát, .v.v. Nhạc của bài thiền Dynamic khác với các bài thiền khác ở chỗ âm thanh "lộn xộn", bạn không thể đoán giai điệu của nó. Sự "lộn xộn" này là chủ ý để bạn hành động tự phát và sáng tạo.</p>
<p>Không lần nhảy múa nào là giống nhau, không lần thở nào là giống nhau. Cảm hứng đến từ Bên trong, không đến từ Tâm trí bạn nên nó không chán.</p>
<p>Bạn có phải là người làm đâu mà chán. Bạn chỉ là người chủ và quan sát xem cơ thể, cảm xúc, năng lượng biến đổi ra sao. Bạn đang xem một vở kịch!</p>
<p>Niềm vui Sáng tạo là niềm vui đón nhận Cái mới, cái bất ngờ, cái không biết trước! Mỗi lần tập là một lần phiêu lưu. Nếu bạn tập từ Tâm trí, thì thiền Động Osho trở thành bài tập thể dục và chẳng có ý nghĩa gì.</p>
<p> </p>
<p align="center"><img alt="" src="https://scontent.fhan2-3.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/s720x720/11828784_1146264795389723_7670549785175648274_n.jpg?_nc_cat=111&_nc_ohc=478CK1xuxSMAX9XW5mf&_nc_ht=scontent.fhan2-3.fna&_nc_tp=7&oh=efd1e84eba847acfdf8a357207f18bf1&oe=5F01A051" title=""></p>
<h2> </h2>
<h2>Kết</h2>
<p>Thiền Động Osho mang lại nhiều khoảnh khắc và niềm vui đẹp: Thư giãn, Tĩnh lặng và Sáng tạo. Trải nghiệm đẹp này đến từ Vô Tâm trí, đến từ sự đối lập! Nếu đặt các cực cạnh nhau: như đặt sáng cạnh tối, đen cạnh trắng, đêm và ngày, .v.v. chúng ta sẽ nhận ra cái gì đó siêu việt lên các cực.</p>
<p>Thiền Động Osho đã đặt Động cạnh Tĩnh, giúp chúng ta nhận ra điều gì đó siêu việt, vượt ra ngoài cơ thể, vượt ra ngoài cảm xúc, vượt ra ngoài tâm trí, .v.v. Đó hình như là người quan sát, đó chính là Bản thể là con người thực của chúng ta!</p>
<p> </p>
<p>Các cực càng mạnh bao nhiêu thì sự tương phản càng lớn bấy nhiêu! Vì vậy, điều quan trọng của việc thực hành bài tập này là Hết mình, là Toàn bộ. Đây là bài tập khó.Tôi tự hào đã thực hiện được 90 ngày liên tục và có một số trải nghiệm thực mà trước kia chỉ đọc trong sách vở.</p>
<p> </p>
<p>Tôi vẫn trong quá trình thực hành … và tiếp tục …. trải nghiệm!</p>
<p> </p>
<p>Hạnh phúc là Sự lựa chọn. Và sự lựa chọn này có thể trải nghiệm một cách quá hiển nhiên khi thực hành bài Osho Dynamic Meditation</p>
<p> </p>
<p><i><b>- Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui</b></i></p>
<p><i><b>- Chọn những bông hoa và những nụ cười </b></i></p>
<p><i><b>- Tôi chọn nơi này cùng nhau ca hát! Để thấy tiếng cười rộn rã bay! </b></i></p>
<p><i><b>- Tôi chọn nắng đầy, chọn cơn mưa tới! Để lúa reo mừng tựa vẫy tay! </b></i></p>
<p><i><b>- Và như thế tôi sống Vui từng ngày</b></i></p>
<p><i><b>- Và như thế tôi đến với Cuộc đời</b></i></p>
<p><i><b>- Đã yêu cuộc đời này bằng cả Trái tim</b></i></p>
<p> </p>
<p> </p>
</div>
<p> </p>
<p align="center"><iframe allow="accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="" frameborder="0" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/qC1PyZ3p2b4" width="560"></iframe></p>
Cuối mỗi buổi tập, chúng tôi lại nghe bài "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui" của Trịnh Công Sơn. Tập xong, ai cũng thoải mái, nhẹ nhõm và chúng tôi lại bồng bềnh trong tiếng hát ngân vang của Khánh ly:
- Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
- Chọn những bông hoa và những nụ cười
- Tôi chọn nơi này cùng nhau ca hát! Để thấy tiếng cười rộn rã bay!
- Tôi chọn nắng đầy, chọn cơn mưa tới! Để lúa reo mừng tựa vẫy tay!
…
Nhiều hôm, tiếng hát và tiếng đàn ghita vẫn còn ngân vang trong lòng. Và vào ngày đẹp trời, gió mát, sau cơn mưa, ngồi nhâm nhi coffe và tôi chợt nhận ra rằng: Hạnh phúc là sự lựa chọn! Chúng ta có quyền lựa chọn nhìn cuộc sống theo cách nào. Tôi nhận ra rằng: trước kia tôi chọn mục tiêu, chọn thử thách, chọn tranh đấu - tại sao không chọn niềm vui? tại sao không chọn tiếng cười, chọn ca hát :-).
Chỉ cần thay đổi thái độ là cuộc sống thay đổi 180 độ. Điều này cũng giống như nhìn cốc nước còn một nửa, bạn có thể chọn: Cốc nước thiếu 50% hay cốc nước đầy 50%!
Và tôi đã quyết định chọn Niềm vui! Tôi nhận ra điều này qua các bức ảnh của mình.
Và sau đây tôi chia sẻ những niềm vui mà sau 90 ngày tập Thiền động Osho để chúng ta cùng thưởng thức và hiểu sâu hơn về bài tập này.
1) Niềm vui thư giãn
Khi rung lắc, tôi thấy phần trên, nhất là 2 cánh tay thư giản, thả lỏng … rất sướng. Hoá ra, chúng ta có thể thư giãn trong vận động! Điều này Tâm trí khó mà hiểu được: Trong Động lại có Thư giãn và Tĩnh lặng!
Bạn đã bao giờ có trải nghiệm: tách khỏi bản thân và quan sát chính mình?! Trong thiền, tôi là người quan sát và "thằng Quang" nó đang rung lắc, đang nhảy. Điều này thú vị vô cùng! tôi nhận ra tôi không phải là Cơ thể. Cơ thể thật tuyệt vời nó tự vận hành, nó rất thông minh và có nhiều khả năng hơn chúng ta tưởng. Mỗi lần tập là một cơ hội phát hiện khả năng của cơ thể.
Tâm trí chúng ta can thiệp vào cơ thể quá nhiều, hãy thư giãn và giống như người chủ, chúng ta chỉ cần ra lệnh và sau đó quan sát! Điều này giống như trong công ty, chúng ta là sếp nhưng chúng ta làm thay công việc của nhân viên; hãy lùi ra xa và quan sát, hãy tận hưởng sự sáng tạo và chủ động của nhân viên.
Bạn sẽ thấy, sếp vẫn được nghỉ ngơi mà công ty vẫn hoạt động tốt và hiệu quả!
Quan sát bản thân và những người mới tập, tôi nhận ra bình thường chúng ta không biết thư giãn. Mặc dù tâm trí bảo tay, cổ phải thư giãn nhưng chúng vẫn căng cứng. Phải sau nhiều buổi tập, tôi mới thư giãn được và càng thư giãn càng sướng, càng tận hưởng nó. Tôi nhận ra tay mình mềm như bún, nó như sợi dây buộc thõng vào vai, … và khi không cần lực nó lại trở về trạng thái thư giãn, thả lỏng.
Tâm trí căng thẳng kéo theo cơ thể căng thẳng. Vì vậy, người suy nghĩ nhiều thì dễ đau dạ dày, mặt mũi căng thảng. Tôi nhận ra sau thời gian tập, mặt ai cũng tươi, nhẹ nhõm và trẻ hơn. Các cơ mặt được thư giãn, thả lỏng.
Thư giãn là một niềm vui bạn có thể tận hưởng ở bất kỳ đâu, không cần phải ra bãi biển, không cần những ngày nghỉ. Bạn có thể thư giãn trong quá café ngắm cây cối, bạn có thể thư giãn khi lái xe, bạn có thể thư giãn ngay cả trong giờ họp, .v.v. Bạn chỉ cần quay sự chú ý vào trong, và cho các cơ thư giãn và cảm nhận sự thả lỏng, tận hưởng sự thảnh thơi.
Thực hành nhiều thì nó trở thành thói quen, và theo tôi, thư giãn là một trong những nghệ thuật sống giá trị nhất! Cách mà chúng ta vẫn làm không đúng đâu :-) Tôi xin chia sẻ ở phần sau.
2) Niềm vui Tĩnh lặng
Trong quá trình tập, bạn sẽ bắt gặp sự Tĩnh lặng ở nhiều giai đoạn:
Trong giai đoạn 1 - Thở: Bạn thở sâu và mạnh, sau đó bạn dừng, đầu bạn sẽ được nạp đầy năng lượng và trống rỗng. Điều này, giống như một cơn bão vừa đi qua, mới vài phút trước, gió, mưa, sấm chớp ầm ầm và bỗng nhiên trời quang, mây tạnh, không khí thật trong lành. Cả đất trời rơi vào khoảng không của Tĩnh lặng.
Nếu bạn thở hết mình, thở 100% và bỗng nhiên bạn dừng thở, khi đó nhịp thở chuyển từ 100% về 0% và nó để lại khoảng trống Tĩnh lặng đẹp tuyệt vời! Cơn bão càng to, mưa càng lớn thì khi nó để lại sự Tĩnh lặng càng đẹp.
Trong giai đoạn 2 - xả stress: Bạn hô thật to, gào thét đến nỗi chỉ nghe thấy tiếng của mình, cả cơ thể của bạn là khối năng lượng đang xả ra và bỗng nhiên bạn dừng lại. Lại một cơn bão khác đến và đi. Đây là cơn bão của năng lượng hoang dã. Năng lượng này xuất hiện khi chúng ta tức giận, khi chúng ta gặp nguy hiểm.
Bạn đã bao giờ thấy mình tức giận, cơn giận làm đỏ mặt, nóng cả đầu, nó lên rất nhanh và chúng ta không làm chủ được nó và đập phá cái gì đó. Sau khi cơn giận đi, chúng ta chẳng hiểu điều gì đã xảy ra.
Trong thiền dynamic chúng ta có cơ hội trải nghiệm nhiều lần năng lượng ĐẾN và ra ĐI. Nếu thực hiện càng toàn bộ bao nhiêu thì chúng ta càng dễ nhận ra vẻ đẹp của sự Tĩnh lặng bấy nhiêu.
Trong giai đoạn 4 - Đông cứng: Điều này quá rõ rồi! Cả 3 giai đoạn trước, chúng ta hoạt động liên tục, chúng ta khuấy động năng lượng, cảm xúc và đến giai đoạn 4 chúng ta thưởng thức sự Tĩnh lặng.
Sự tĩnh lặng này thật đẹp! Cơn bão hoạt động, cơn bão năng lượng, cơn bão cảm xúc đi qua để lại cầu vồng Tĩnh lặng đẹp tuyệt vời. Bạn như đang bơi giữa các vì sao, không gian được mở rộng, sự tĩnh mịch bao trùm tất cả. Mọi thứ đều sống động, nhưng bạn dường như khô
|