<div>
<p>Người bận rộn thường là những người lười biếng nhất. Ta đã nghe nhiều những câu chuyện về một nhà kinh doanh phải làm việc vất vả để kiếm tiền và chu cấp đầy đủ cho vợ con. Ông ngồi lì trong văn phòng nhiễu giờ liền và đem việc ở công ty về nhà làm cả những ngày cuối tuần. Một ngày kia, ông trở về và phải đối mặt với một ngôi nhà trống. Vợ con ông đã bỏ đi. Ông biết giữa hai vợ chồng đang có rắc rối, nhưng ông vẫn thích làm việc hơn là củng cố lại mối quan hệ, vì vậy mà ông để mặc và tiếp tục lao vào công việc. Mất hết tinh thần, công việc của ông trượt dài và cuối cùng thì ông mất việc.</p>
<p> </p>
<div style="border-style: dashed;border-radius: 15px; margin: 5px; padding: 10px; background-color: #FEF9E7;">
<p align="center"><b>Người bận rộn thường là những người lười biếng nhất. </b></p>
</div>
<p> </p>
<p>Ngày nay, tôi thường gặp nhiễu người rất bận bịu với tài sản của họ. Và cũng có những người rất bận bịu lo lắng cho sức khỏe của họ. Đều cùng một lý do cả. <b>Họ bận rộn, và họ xem việc bận rộn là một cách để né tránh cái gì đó mà họ không muốn phải đối mặt</b>. Không ai biết điều đó. Nhưng từ sâu thầm trong tâm hồn, họ biết. Thực sự, nếu bạn nhắc nhở họ thì họ thường trả lời bằng cách nổi giận hay cáu kỉnh.</p>
</div>
<p> </p>
<div>
<p>Nếu họ không bận làm việc hay bận rộn với những đứa trẻ, họ thường bận xem truyền hình, câu cá, chơi gôn hay đi mua sắm. <b>Tuy nhiên! sâu trong tâm hồn, họ biết rằng họ đang né tránh một điều quan trọng. Đó là dạng lười biếng thông thường nhất. Lười biếng bằng cách giữ cho mình bận bịu.</b></p>
<p> </p>
<p>Thế cách điều trị bệnh lười biếng là gì? Câu trả lời là: <b>một chút tham lam.</b></p>
<p> </p>
<p>Nhiều người trong chúng ta thường xem sự tham lam hay thèm muốn là những điều xấu. Mẹ tôi thường nói: “Người tham lam là người xấu.” Tuy nhiên, mỗi chúng ta đều ao ước có được những thứ đồ đẹp, đồ mới hay những đồ vật ngộ nghĩnh. Để kiềm chế nỗi ham muốn này, thường thì các bậc phụ huynh tìm cách ngăn chặn bằng cách xem đó là một tội lỗi.</p>
<p> </p>
<p>Mẹ thích la chúng tôi: “<b>Con chỉ nghĩ đến bản thân mình thôi. Con không biết là con có các anh chị nữa hay sao?</b>” Còn cha tôi thì thích nói: “<b>Con muốn cha mua cho con cái gì vậy? Con nghĩ cha mẹ đúc ra tiền hay sao? Con tưởng tiền mọc trên cây hả? Con biết chúng ta chẳng giàu có gì mà.</b>”</p>
<p> </p>
<p>Không phải những lời nói mà chính sự sai lầm trong cơn giận dữ đi cùng những lời nói đó mới làm tôi nhớ mãi.</p>
<p> </p>
<p>Có những câu nói sai lầm theo kiểu khác như: “Cha đã hy sinh cả đời để mua nó cho con. Cha mua nó cho con vì chưa bao giờ cha có được nó khi còn nhỏ.”</p>
<p> </p>
<p>Tôi có một người hàng xóm không khá giả gì, nhưng cái gara của ông lại chứa đầy đồ chơi của bọn trẻ đến độ chừng đậu xe vào đó được. Những đứa trẻ con ông có mọi thứ mà chúng đòi hỏi. Lời nói cửa miệng của ông là: “Tôi không muốn chúng phải nếm trải cảm giác thèm khát như tôi hồi nhỏ.” Ông không có gì để dành dụm cho việc học hành của chúng hay cho tuổi già của mình, nhưng bọn trẻ thì có mọi thứ đồ chơi mà người ta chế tạo ra. Gần đây ông vừa có một tấm thẻ tín dụng mới và dẫn bọn trẻ di Las Vegas chơi. Ông nói bằng một giọng hy sinh to lớn: “Tôi làm mọi việc cho bọn trẻ.”</p>
</div>
<p> </p>
<div>
<p>Người cha giàu thì ngược lại, hiếm khi ông cho không Mike và tôi cái gì. Thay vào đó, ông hỏi: “Các con sẽ làm thế nào để mua được nó?” Kể cả học phí đại học chúng tôi cũng phải tự chi trả. <b>Điều ông muốn chúng tôi học chính là quá trình để đạt được mục đích mình mong muốn</b>.</p>
<p> </p>
<p>Người cha giàu cấm chúng tôi nói: “Tôi không mua nổi vật đó.” Thay vì thế, ông yêu cầu con cái phải nói rằng: “Làm thế nào để mua được vật đó?” Lý do ông đưa ra là câu nói “Tôi không mua nổi” khiến đầu óc bạn ngưng làm việc. Còn câu nói: “Làm thế nào để mua được vật đó?” sẽ giúp bạn mở trí óc ra, buộc bạn phải suy nghĩ và tìm kiếm câu trả lời.</p>
<p> </p>
<p>Nhưng quan trọng nhất, người cha giàu cảm thấy câu nói “Tôi không mua nổi” là một lời nói dối. Ông nói: “Tinh thần con người rất mạnh mẽ. Nó biết rằng nó có thể làm được mọi việc.” Khi đầu óc bạn lười biếng nói rằng: “Tôi không mua nổi,” tinh thần nổi giận, còn đầu óc lười biếng của bạn thì cố bào chữa cho lời nói dối của nó. Cái tinh thần la lên: “Dậy đi, hãy đến phòng tập thể dục đi!” Và cái đầu lười biếng than vãn: “Nhưng tôi mệt. Tôi đã phải làm việc mệt mỏi suốt ngày rồi.” Hoặc là cái tinh thần sẽ nói: “Tôi muốn phát bệnh và mệt mỏi với cái nghèo lắm rồi. Ta hãy đi làm giàu thôi.” Khi đó cái đầu lười biếng sẽ nói: “Người giàu tham lam lắm. Vả lại việc đó phiền phức lắm. Như thế không an toàn. Có thể tôi sẽ làm mất tiền. Tôi làm việc như thế là quá đủ rồi. Tôi có quá nhiều chuyện phải làm. Hãy xem tối nay tôi phải làm gì này. Ông chủ muốn tôi hoàn thành nó vào sáng mai đấy…”</p>
<p> </p>
<p>Câu nói “Tôi không mua nổi” còn mang đến nỗi buồn chán nữa. Việc không tự lo liệu được dẫn đến sự nản lòng và thường là cả tình trạng trì trệ cùng tính lãnh đạm nữa. Còn câu nói “Làm thế nào để mua được?” mở ra cả một triển vọng, sự hứng thú và niềm mơ ước. Vì vậy mà người cha giàu không quá quan tâm xem các con ông muốn mua cái gì mà là “làm thế nào để mua được nó”, ông tin rằng có như thế mới tạo ra một đầu óc mạnh mẽ và một tinh thần năng động.</p>
<p> </p>
<p>Tôi hiểu được rằng ngày nay có hàng triệu người đang mang <b>mặc cảm tội lỗi vì lòng tham lam của mình</b>. Đó là một quy định cũ kỹ hình thành ngay từ khi họ còn nhỏ, khi họ ham muốn có được những thứ tốt đẹp hơn…</p>
<p> </p>
<p>Khi tôi quyết định phải thoát khỏi vòng Rat Race, mọi chuyện chỉ đơn giản là một câu hỏi: “<b>Làm thế nào để tôi không cần phải làm việc đầu tắt mặt tối nữa?</b>” Và đầu óc tôi bắt đầu đưa ra những câu trả lời và các giải pháp. Phần khó khăn nhất là phải đấu tranh với quan niệm của cha mẹ tôi rằng “<b>Đừng chỉ nghĩ về bản thân mình như thế.</b>” Hay “<b>Tại sao con không nghĩ cho những người khác?</b>” và những câu tương tự nhằm làm cho tôi thấm nhuần cảm giác tội lỗi về sự tham lam của mình.</p>
</div>
<div>
<p> </p>
<p>Như vậy, làm cách nào để đánh bại được sự lười biếng? Câu trả lời là một chút tham lam. Nếu không có một chút tham lam, bạn sẽ không khao khát có được những điều tốt hơn và sẽ không thể tiến bộ được. Thế giới phát triển là nhờ mỗi người trong chúng ta đều muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Có được những phát minh mới là vì chúng ta muốn có những thứ tốt hơn. Chúng ta đến trường và học hành chăm chỉ vì chúng ta muốn làm một việc gì đó giỏi hơn. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn thấy mình đang lảng tránh một việc mà bạn biết là nên làm thì điều duy nhất bạn phải tự hỏi mình là “Cái gì dành cho tôi?” Hãy tham lam một chút. Đó là phương thuốc tất nhất để chữa sự lười biếng.</p>
<p> </p>
<p>Tuy nhiên, quá tham lam cũng không tốt. Nhưng theo tôi, câu nói hay nhất là của Eleanor Roosevelt: “<b>Hãy làm những gì mà trái tim bạn cho là đúng - vì đằng nào thì bạn cũng sẽ bị phê bình. Nếu làm bạn sẽ bị chửi rủa, còn không làm bạn cũng sẽ bị chửi rủa.</b>”</p>
</div>
<p> </p>
Người bận rộn thường là những người lười biếng nhất. Ta đã nghe nhiều những câu chuyện về một nhà kinh doanh phải làm việc vất vả để kiếm tiền và chu cấp đầy đủ cho vợ con. Ông ngồi lì trong văn phòng nhiễu giờ liền và đem việc ở công ty về nhà làm cả những ngày cuối tuần. Một ngày kia, ông trở về và phải đối mặt với một ngôi nhà trống. Vợ con ông đã bỏ đi. Ông biết giữa hai vợ chồng đang có rắc rối, nhưng ông vẫn thích làm việc hơn là củng cố lại mối quan hệ, vì vậy mà ông để mặc và tiếp tục lao vào công việc. Mất hết tinh thần, công việc của ông trượt dài và cuối cùng thì ông mất việc.
Người bận rộn thường là những người lười biếng nhất.
Ngày nay, tôi thường gặp nhiễu người rất bận bịu với tài sản của họ. Và cũng có những người rất bận bịu lo lắng cho sức khỏe của họ. Đều cùng một lý do cả. Họ bận rộn, và họ xem việc bận rộn là một cách để né tránh cái gì đó mà họ không muốn phải đối mặt. Không ai biết điều đó. Nhưng từ sâu thầm trong tâm hồn, họ biết. Thực sự, nếu bạn nhắc nhở họ thì họ thường trả lời bằng cách nổi giận hay cáu kỉnh.
Nếu họ không bận làm việc hay bận rộn với những đứa trẻ, họ thường bận xem truyền hình, câu cá, chơi gôn hay đi mua sắm. Tuy nhiên! sâu trong tâm hồn, họ biết rằng họ đang né tránh một điều quan trọng. Đó là dạng lười biếng thông thường nhất. Lười biếng bằng cách giữ cho mình bận bịu.
Thế cách điều trị bệnh lười biếng là gì? Câu trả lời là: một chút tham lam.
Nhiều người trong chúng ta thường xem sự tham lam hay thèm muốn là những điều xấu. Mẹ tôi thường nói: “Người tham lam là người xấu.” Tuy nhiên, mỗi chúng ta đều ao ước có được những thứ đồ đẹp, đồ mới hay những đồ vật ngộ nghĩnh. Để kiềm chế nỗi ham muốn này, thường thì các bậc phụ huynh tìm cách ngăn chặn bằng cách xem đó là một tội lỗi.
Mẹ thích la chúng tôi: “Con chỉ nghĩ đến bản thân mình thôi. Con không biết là con có các anh chị nữa hay sao?” Còn cha tôi thì thích nói: “Con muốn cha mua cho con cái gì vậy? Con nghĩ cha mẹ đúc ra tiền hay sao? Con tưởng tiền mọc trên cây hả? Con biết chúng ta chẳng giàu có gì mà.”
Không phải những lời nói mà chính sự sai lầm trong cơn giận dữ đi cùng những lời nói đó mới làm tôi nhớ mãi.
Có những câu nói sai lầm theo kiểu khác như: “Cha đã hy sinh cả đời để mua nó cho con. Cha mua nó cho con vì chưa bao giờ cha có được nó khi còn nhỏ.”
Tôi có một người hàng xóm không khá giả gì, nhưng cái gara của ông lại chứa đầy đồ chơi của bọn trẻ đến độ chừng đậu xe vào đó được. Những đứa trẻ con ông có mọi thứ mà chúng đòi hỏi. Lời nói cửa miệng của ông là: “Tôi không muốn chúng phải nếm trải cảm giác thèm khát như tôi hồi nhỏ.” Ông không có gì để dành dụm cho việc học hành của chúng hay cho tuổi già của mình, nhưng bọn trẻ thì có mọi thứ đồ chơi mà người ta chế tạo ra. Gần đây ông vừa có một tấm thẻ tín dụng mới và dẫn bọn trẻ di Las Vegas chơi. Ông nói bằng một giọng hy sinh to lớn: “Tôi làm mọi việc cho bọn trẻ.”
Người cha giàu thì ngược lại, hiếm khi ông cho không Mike và tôi cái gì. Thay vào đó, ông hỏi: “Các con sẽ làm thế nào để mua được nó?” Kể cả học phí đại học chúng tôi cũng phải tự chi trả. Điều ông muốn chúng tôi học chính là quá trình để đạt được mục đích mình mong muốn.
Người cha giàu cấm chúng tôi nói: “Tôi không mua nổi vật đó.” Thay vì thế, ông yêu cầu con cái phải nói rằng: “Làm thế nào để mua được vật đó?” Lý do ông đưa ra là câu nói “Tôi không mua nổi” khiến đầu óc bạn ngưng làm việc. Còn câu nói: “Làm thế nào để mua được vật đó?” sẽ giúp bạn mở trí óc ra, buộc bạn phải suy nghĩ và tìm kiếm câu trả lời.
Nhưng quan trọng nhất, người cha giàu cảm thấy câu nói “Tôi không mua nổi” là một lời nói dối. Ông nói: “Tinh thần con người rất mạnh mẽ. Nó biết rằng nó có thể làm được mọi việc.” Khi đầu óc bạn lười biếng nói rằng: “Tôi không mua nổi,” tinh thần nổi giận, còn đầu óc lười biếng của bạn thì cố bào chữa cho lời nói dối của nó. Cái tinh thần la lên: “Dậy đi, hãy đến phòng tập thể dục đi!” Và cái đầu lười biếng than vãn: “Nhưng tôi mệt. Tôi đã phải làm việc mệt mỏi suốt ngày rồi.” Hoặc là cái tinh thần sẽ nói: “Tôi muốn phát bệnh và mệt mỏi với cái nghèo lắm rồi. Ta hãy đi làm giàu thôi.” Khi đó cái đầu lười biếng sẽ nói: “Người giàu tham lam lắm. Vả lại việc đó phiền phức lắm. Như thế không an toàn. Có thể tôi sẽ làm mất tiền. Tôi làm việc như thế là quá đủ rồi. Tôi có quá nhiều chuyện phải làm. Hãy xem tối nay tôi phải làm gì này. Ông chủ muốn tôi hoàn thành nó vào sáng mai đấy…”
Câu nói “Tôi không mua nổi” còn mang đến nỗi buồn chán nữa. Việc không tự lo liệu được dẫn đến sự nản lòng và thường là cả tình trạng trì trệ cùng tính lãnh đạm nữa. Còn câu nói “Làm thế nào để mua được?” mở ra cả một triển vọng, sự hứng thú và niềm mơ ước. Vì vậy mà người cha giàu không quá quan tâm xem các con ông muốn mua cái gì mà là “làm thế nào để mua được nó”, ông tin rằng có như thế mới tạo ra một đầu óc mạnh mẽ và một tinh thần năng động.
Tôi hiểu được rằng ngày nay có hàng triệu người đang mang mặc cảm tội lỗi vì lòng tham lam của mình. Đó là một quy định cũ kỹ hình thành ngay từ khi họ còn nhỏ, khi họ ham muốn có được những thứ tốt đẹp hơn…
Khi tôi quyết định phải thoát khỏi vòng Rat Race, mọi chuyện ch
|