<div><b>Điểm khác nhau giữa đào tạo trên thế giới và đào tạo của Việt Nam </b>là đào tạo thế giới luôn hướng đến “#năng_lực” còn đào tạo Việt Nam luôn hướng đến “#kiến_thức” mà kiến thức chỉ là một phần của năng lực.</div>
<div> </div>
<div>Theo TS Lê Thẩm Dương, 1 người có năng lực là một người có đầy đủ 3 yếu tố: 1)kiến thức 2)kỹ năng 3)thái độ. Đa phần, các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp đại học chỉ mới có được 1 phần kiến thức. Chỉ mới là 1 phần thôi nhé vì các bạn mới có lý thuyết về một lĩnh vực nào đó hoặc chưa đủ kiến thức (do sinh viên đi chơi nhiều hơn đi học). Cũng theo TS Lê Thẩm Dương, kiến thức lại gồm 2 phần, đó là: kiến thức nghề (ví dụ: nghề bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư...) chiếm 1/4 tỉ trọng trong kiến thức và kiến thức ngoài nghề (văn hóa, lịch sử, địa lý, triết học, nghệ thuật...) chiếm 3/4 tỉ trọng trong kiến thức.</div>
<div> </div>
<div>Vì thế, sinh viên sau khi ra trường, ngoài việc bổ sung kiến thức chuyên môn thì nên bổ sung thêm các kiến thức ngoài nghề để có thể đạt được level cao nhất của #kiến_thức. Khi bạn có đủ cả 2 loại kiến thức trong nghề và kiến thức ngoài nghề, bạn đã đạt được 1/3 yêu cầu về năng lực.</div>
<div> </div>
<div>Sau khi một người nào đó ra trường, họ sẽ đi làm và được thực hành liên tục với kiến thức mà họ được học, làm đi làm lại, làm nhiều, làm liên tục thì từ đó hình thành nên kỹ năng. Như nguyên tắc 10,000 giờ cho một kỹ năng gì đó để bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó thì bạn nên rèn luyện một kỹ năng gì đó đủ lâu để trở thành một chuyên gia đúng nghĩa. Khi có kỹ năng, bạn đã đạt 2/3 của năng lực.</div>
<div> </div>
<div>Một trong những yếu tố quan trọng nhất mà các tổ chức khi tuyển dụng người tài đó là: #thái_độ. Đây cũng chính là yếu tố thứ 3 và là yếu tố quan trọng nhất trong thang đo năng lực của một người. Thái độ tốt sẽ giúp bạn có kiến thức tốt và kỹ năng tốt. Thái độ tốt có thể gồm: ý chí kiên cường, khát vọng mạnh mẽ, chăm chỉ học tập và làm việc, phối hợp đội nhóm tốt, trung thành, trung thực...</div>
<div>---</div>
<div>Nếu cần phải đưa ra một đánh giá trung thực với chính bản thân mình? Bạn đã là một con người có đủ năng lực chưa? Nếu đủ năng lực, bạn đã có thể trở thành một #công_dân_toàn_cầu rồi đó. Để một Việt Nam sớm hóa Rồng, Việt Nam cần nhiều hơn những bạn trẻ có năng lực toàn cầu để có thể cạnh tranh với bạn bè quốc tế. Hãy phấn đấu rèn luyện để đạt 3 tiêu chí của một người có năng lực nhé!</div>
<div>---</div>
<div>Vì một Việt Nam sớm hóa Rồng, hãy chia sẻ bài viết ở chế độ công khai để mọi người biết tới page nhiều hơn nhé.</div>
<div> </div>
<div>Nguần: TS - Lê Thẩm Dương</div>
Điểm khác nhau giữa đào tạo trên thế giới và đào tạo của Việt Nam là đào tạo thế giới luôn hướng đến “#năng_lực” còn đào tạo Việt Nam luôn hướng đến “#kiến_thức” mà kiến thức chỉ là một phần của năng lực.
Theo TS Lê Thẩm Dương, 1 người có năng lực là một người có đầy đủ 3 yếu tố: 1)kiến thức 2)kỹ năng 3)thái độ. Đa phần, các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp đại học chỉ mới có được 1 phần kiến thức. Chỉ mới là 1 phần thôi nhé vì các bạn mới có lý thuyết về một lĩnh vực nào đó hoặc chưa đủ kiến thức (do sinh viên đi chơi nhiều hơn đi học). Cũng theo TS Lê Thẩm Dương, kiến thức lại gồm 2 phần, đó là: kiến thức nghề (ví dụ: nghề bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư...) chiếm 1/4 tỉ trọng trong kiến thức và kiến thức ngoài nghề (văn hóa, lịch sử, địa lý, triết học, nghệ thuật...) chiếm 3/4 tỉ trọng trong kiến thức.
Vì thế, sinh viên sau khi ra trường, ngoài việc bổ sung kiến thức chuyên môn thì nên bổ sung thêm các kiến thức ngoài nghề để có thể đạt được level cao nhất của #kiến_thức. Khi bạn có đủ cả 2 loại kiến thức trong nghề và kiến thức ngoài nghề, bạn đã đạt được 1/3 yêu cầu về năng lực.
Sau khi một người nào đó ra trường, họ sẽ đi làm và được thực hành liên tục với kiến thức mà họ được học, làm đi làm lại, làm nhiều, làm liên tục thì từ đó hình thành nên kỹ năng. Như nguyên tắc 10,000 giờ cho một kỹ năng gì đó để bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó thì bạn nên rèn luyện một kỹ năng gì đó đủ lâu để trở thành một chuyên gia đúng nghĩa. Khi có kỹ năng, bạn đã đạt 2/3 của năng lực.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất mà các tổ chức khi tuyển dụng người tài đó là: #thái_độ. Đây cũng chính là yếu tố thứ 3 và là yếu tố quan trọng nhất trong thang đo năng lực của một người. Thái độ tốt sẽ giúp bạn có kiến thức tốt và kỹ năng tốt. Thái độ tốt có thể gồm: ý chí kiên cường, khát vọng mạnh mẽ, chăm chỉ học tập và làm việc, phối hợp đội nhóm tốt, trung thành, trung thực...
---
Nếu cần phải đưa ra một đánh giá trung thực với chính bản thân mình? Bạn đã là một con người có đủ năng lực chưa? Nếu đủ năng lực, bạn đã có thể trở thành một #công_dân_toàn_cầu rồi đó. Để một Việt Nam sớm hóa Rồng, Việt Nam cần nhiều hơn những bạn trẻ có năng lực toàn cầu để có thể cạnh tranh với bạn bè quốc tế. Hãy phấn đấu rèn luyện để đạt 3 tiêu chí của một người có năng lực nhé!
---
Vì một Việt Nam sớm hóa Rồng, hãy chia sẻ bài viết ở chế độ công khai để mọi người biết tới page nhiều hơn nhé.
Nguần: TS - Lê Thẩm Dương
|