<p><br>
Lát sau, có người trong giáo đoàn hỏi, “Thưa giáo sĩ, tại sao cuộc sống lại giống như một cốc trà?” “Tại sao không?” vị giáo sĩ trả lời.<br>
Tôi cũng nói với bạn: Tại sao không? Bạn trả tiền cho mọi thứ trong cuộc sống, tại sao lại không phải cho thiền? Bạn trả tiền cho mọi thứ trong cuộc sống của bạn, tại sao không phải cho Thượng đế? Tại sao bạn lại muốn Thượng đế miễn phí?</p>
<p><br>
Sự thực, bạn không muốn Thượng đế. Bạn sẵn sàng trả tiền cho bất kể thứ gì bạn muốn. Bạn biết rằng bạn phải trả tiền. Bạn không muốn thiền. Nếu bạn được cho miễn phí, và kể cả với prasad (thực phẩm thờ cúng), sau đó bạn sẽ suy nghĩ về nó. Bạn sẵn sàng đi xem phim và trả tiền cho việc đó; tại sao bạn không trả tiền cho thiền của bạn và cho bài giảng nếu bạn muốn nghe nó?</p>
<p><br>
Câu hỏi tới, một cách tự nhiên, từ một người Ấn Độ - và không phải là sannyasin (người tìm kiếm) – người không hiểu tôi một chút nào, người đó chắc hẳn là một người mới đến. Những người Ấn Độ nghĩ rằng họ là những người tôn giáo nhất trên thế giới. Nhảm nhí toàn bộ: họ là những người không tôn giáo nhất trên thế giới; họ chỉ có một ý tưởng mang tính bản ngã rằng họ rất tôn giáo. Nếu bạn thực sự tôn giáo, bạn sẽ sẵn sàng trả tiền cho thiền của mình bằng mọi giá, thậm chí bằng cả cuộc sống của bạn.</p>
<p><br>
Tiền là gì? Nếu bạn trả 5 rupi cho thứ gì đó, và nếu bạn kiếm được 10 rupi một ngày, khi đó bạn đã trả bằng một nửa ngày. Tiền chỉ là một biểu tượng rằng bạn đã cống hiến nửa ngày lao động của mình cho thứ đó. Bạn đi xem phim và bạn trả 10 rupi cho tấm vé; trong khi bạn kiếm được 10 rupi mỗi ngày. Bạn đang nói rằng bộ phim này đáng mức giá đó – “Tôi có thể đặt cược một ngày công lao động cho nó.” Nhưng bạn không sẵn sàng đặt cược thứ gì cho thiền của bạn, cho lời cầu nguyện, cho tôn giáo. Sự thực, tôn giáo là thứ cuối cùng trong danh sách của bạn. Bạn muốn nó miễn phí. Cơ bản là bạn không muốn nó; nếu có một mức giá cho nó bạn bắt đầu cảm thấy băn khoăn.</p>
<p><br>
Bạn hỏi tại sao bạn phải trả tiền ở đây. Cái giá được đòi hỏi là không có gì; nó chỉ là bắt đầu việc học một bài học rõ ràng: rằng một người phải trả giá cho mọi thứ, và chắc chắn là cho lời cầu nguyện, chắc chắn là cho thiền bởi vì đó là thứ cao nhất trong cuộc sống. Một vài rupi mà bạn phải chi trả đó là rất tượng trưng, chỉ tượng trưng, chỉ là dấu hiệu – chúng biểu thị thứ gì đó. Nếu bạn sẵn sàng trả thứ gì đó, thế thì tôi biết bạn sẽ bị thuyết phục để trả nhiều hơn. Dần dần, một ngày bạn sẽ có thể đặt cược toàn bộ cuộc đời bạn cho nó. Nếu bạn không sẵn sàng để trả thậm chí 5 rupi, sẽ là không thể để bạn có thể đặt cược được cả cuộc đời mình.<br>
......................<br>
Lòng tham lớn nhất là vì tiền, nên bất cứ khi nào bạn phải mất tiền bạn phải mất đi một chút lòng tham của mình. Khi bạn trả 5 rupi cho vé vào cổng, bạn đang trả cho việc vứt bỏ một chút tham lam. Tiền không phải là vấn đề, vấn đề là lòng tham; bạn đang vứt bỏ một chút tham. Và đây chỉ là một sự khởi đầu – bởi vì thiền có thể xảy ra chỉ khi toàn bộ lòng tham biến mất. Một chút tham nhẹ ở bên trong bạn và thiền là không thể. Với một tâm trí tham lam thì không có thiền; thiền xảy ra chỉ với một tâm trí không tham lam. Nếu bạn không có tiền, thì hãy làm việc. Trả bằng lao động của bạn và thể hiện sự chân thành của bạn.</p>
<p><br>
Nhưng người đặt câu hỏi người đó phải có tiền; bằng không người đó không được phép vào trong đây.<br>
Người đó phải đã trả tiền – phải tham lam, phải muốn có mọi thứ miễn phí, ít nhất là về Thượng đế. Không ai bận tâm về Thượng đế.<br>
Tôi đã đi cùng những đám đông trong nhiều năm. Tôi đã không quyết định rời bỏ đám đông một cách vội vã. Tôi thấy rằng điều đó thực sự là ngớ ngẩn: bạn tiếp tục nói với những người mà không sẵn sàng lắng nghe; bạn tiếp tục nói với những con người không phải là người tìm kiếm. Bạn tiếp tục nói với những người đến chỉ để giải trí. Tại sao tôi lại phải lãng phí thời gian và năng lượng của tôi? Tôi đã cố gắng bằng mọi cách để đáp ứng đám đông lớn hơn, nhưng sau đó tôi đã thấy rằng điều đó là không thể. Họ đến vì để giải trí, họ nghe qua một bên tai và để trôi qua tai bên kia.<br>
.........................<br>
Tôi quan sát hàng ngàn người và tôi nhận ra rằng chỉ có một số rất ít người mà sẽ gieo hạt giống vào trong trái tim, trở thành mảnh đất cho nó, hấp thụ nó. Những người khác chỉ là những kẻ háo kỳ, họ chỉ giải trí cùng nhau. Có thể giải trí là tôn giáo, nhưng nó vô nghĩa.<br>
Nên ở đây tôi không sống vì đám đông. Khẳng định một lần và mãi mãi: Tôi không hứng thú với đám đông, tôi quan tâm chỉ với những cá nhân. Bạn phải thể hiện khí chất của bạn.<br>
Và đây chỉ là sự khởi đầu của trung tâm thiền. Một khi trung tâm thiền được thiết lập đúng đắn, sẽ có nhiều khó khăn hơn nữa cho những người mới đến.<br>
Osho</p>
<div>
<p>(Nếu bạn đã đọc hết và bạn thực sự đồng cảm với bài viết, bạn có có thể đóng góp tự nguyện vào tài khoản của Buông-Letgo, nội dung kèm theo email của bạn, chúng tôi sẽ gửi email tới bạn bản dịch đầy đủ. Xin cảm ơn bạn!)<br>
☘ Từ tháng 4/2019, Buông - letgo sẽ nhận các đóng góp tùy tâm cho các hoạt động thiền trị liệu cộng đồng thông qua số tài khoản: 0491000053513- Đặng Thị Ngọc Thu- NH VCB chi nhánh Thăng Long, nội dung chuyển khoản vui lòng ghi: Tên_unghoBuong</p>
</div>
<p> </p>
Lát sau, có người trong giáo đoàn hỏi, “Thưa giáo sĩ, tại sao cuộc sống lại giống như một cốc trà?” “Tại sao không?” vị giáo sĩ trả lời.
Tôi cũng nói với bạn: Tại sao không? Bạn trả tiền cho mọi thứ trong cuộc sống, tại sao lại không phải cho thiền? Bạn trả tiền cho mọi thứ trong cuộc sống của bạn, tại sao không phải cho Thượng đế? Tại sao bạn lại muốn Thượng đế miễn phí?
Sự thực, bạn không muốn Thượng đế. Bạn sẵn sàng trả tiền cho bất kể thứ gì bạn muốn. Bạn biết rằng bạn phải trả tiền. Bạn không muốn thiền. Nếu bạn được cho miễn phí, và kể cả với prasad (thực phẩm thờ cúng), sau đó bạn sẽ suy nghĩ về nó. Bạn sẵn sàng đi xem phim và trả tiền cho việc đó; tại sao bạn không trả tiền cho thiền của bạn và cho bài giảng nếu bạn muốn nghe nó?
Câu hỏi tới, một cách tự nhiên, từ một người Ấn Độ - và không phải là sannyasin (người tìm kiếm) – người không hiểu tôi một chút nào, người đó chắc hẳn là một người mới đến. Những người Ấn Độ nghĩ rằng họ là những người tôn giáo nhất trên thế giới. Nhảm nhí toàn bộ: họ là những người không tôn giáo nhất trên thế giới; họ chỉ có một ý tưởng mang tính bản ngã rằng họ rất tôn giáo. Nếu bạn thực sự tôn giáo, bạn sẽ sẵn sàng trả tiền cho thiền của mình bằng mọi giá, thậm chí bằng cả cuộc sống của bạn.
Tiền là gì? Nếu bạn trả 5 rupi cho thứ gì đó, và nếu bạn kiếm được 10 rupi một ngày, khi đó bạn đã trả bằng một nửa ngày. Tiền chỉ là một biểu tượng rằng bạn đã cống hiến nửa ngày lao động của mình cho thứ đó. Bạn đi xem phim và bạn trả 10 rupi cho tấm vé; trong khi bạn kiếm được 10 rupi mỗi ngày. Bạn đang nói rằng bộ phim này đáng mức giá đó – “Tôi có thể đặt cược một ngày công lao động cho nó.” Nhưng bạn không sẵn sàng đặt cược thứ gì cho thiền của bạn, cho lời cầu nguyện, cho tôn giáo. Sự thực, tôn giáo là thứ cuối cùng trong danh sách của bạn. Bạn muốn nó miễn phí. Cơ bản là bạn không muốn nó; nếu có một mức giá cho nó bạn bắt đầu cảm thấy băn khoăn.
Bạn hỏi tại sao bạn phải trả tiền ở đây. Cái giá được đòi hỏi là không có gì; nó chỉ là bắt đầu việc học một bài học rõ ràng: rằng một người phải trả giá cho mọi thứ, và chắc chắn là cho lời cầu nguyện, chắc chắn là cho thiền bởi vì đó là thứ cao nhất trong cuộc sống. Một vài rupi mà bạn phải chi trả đó là rất tượng trưng, chỉ tượng trưng, chỉ là dấu hiệu – chúng biểu thị thứ gì đó. Nếu bạn sẵn sàng trả thứ gì đó, thế thì tôi biết bạn sẽ bị thuyết phục để trả nhiều hơn. Dần dần, một ngày bạn sẽ có thể đặt cược toàn bộ cuộc đời bạn cho nó. Nếu bạn không sẵn sàng để trả thậm chí 5 rupi, sẽ là không thể để bạn có thể đặt cược được cả cuộc đời mình.
......................
Lòng tham lớn nhất là vì tiền, nên bất cứ khi nào bạn phải mất tiền bạn phải mất đi một chút lòng tham của mình. Khi bạn trả 5 rupi cho vé vào cổng, bạn đang trả cho việc vứt bỏ một chút tham lam. Tiền không phải là vấn đề, vấn đề là lòng tham; bạn đang vứt bỏ một chút tham. Và đây chỉ là một sự khởi đầu – bởi vì thiền có thể xảy ra chỉ khi toàn bộ lòng tham biến mất. Một chút tham nhẹ ở bên trong bạn và thiền là không thể. Với một tâm trí tham lam thì không có thiền; thiền xảy ra chỉ với một tâm trí không tham lam. Nếu bạn không có tiền, thì hãy làm việc. Trả bằng lao động của bạn và thể hiện sự chân thành của bạn.
Nhưng người đặt câu hỏi người đó phải có tiền; bằng không người đó không được phép vào trong đây.
Người đó phải đã trả tiền – phải tham lam, phải muốn có mọi thứ miễn phí, ít nhất là về Thượng đế. Không ai bận tâm về Thượng đế.
Tôi đã đi cùng những đám đông trong nhiều năm. Tôi đã không quyết định rời bỏ đám đông một cách vội vã. Tôi thấy rằng điều đó thực sự là ngớ ngẩn: bạn tiếp tục nói với những người mà không sẵn sàng lắng nghe; bạn tiếp tục nói với những con người không phải là người tìm kiếm. Bạn tiếp tục nói với những người đến chỉ để giải trí. Tại sao tôi lại phải lãng phí thời gian và năng lượng của tôi? Tôi đã cố gắng bằng mọi cách để đáp ứng đám đông lớn hơn, nhưng sau đó tôi đã thấy rằng điều đó là không thể. Họ đến vì để giải trí, họ nghe qua một bên tai và để trôi qua tai bên kia.
.........................
Tôi quan sát hàng ngàn người và tôi nhận ra rằng chỉ có một số rất ít người mà sẽ gieo hạt giống vào trong trái tim, trở thành mảnh đất cho nó, hấp thụ nó. Những người khác chỉ là những kẻ háo kỳ, họ chỉ giải trí cùng nhau. Có thể giải trí là tôn giáo, nhưng nó vô nghĩa.
Nên ở đây tôi không sống vì đám đông. Khẳng định một lần và mãi mãi: Tôi không hứng thú với đám đông, tôi quan tâm chỉ với những cá nhân. Bạn phải thể hiện khí chất của bạn.
Và đây chỉ là sự khởi đầu của trung tâm thiền. Một khi trung tâm thiền được thiết lập đúng đắn, sẽ có nhiều khó khăn hơn nữa cho những người mới đến.
Osho
(Nếu bạn đã đọc hết và bạn thực sự đồng cảm với bài viết, bạn có có thể đóng góp tự nguyện vào tài khoản của Buông-Letgo, nội dung kèm theo email của bạn, chúng tôi sẽ gửi email tới bạn bản dịch đầy đủ. Xin cảm ơn bạn!)
☘ Từ tháng 4/2019, Buông - letgo sẽ nhận các đóng góp tùy tâm cho các hoạt động thiền trị liệu cộng đồng thông qua số tài khoản: 0491000053513- Đặng Thị Ngọc Thu- NH VCB chi nhánh Thăng Long, nội dung chuyển khoản vui lòng ghi: Tên_unghoBuong
|