<p> </p>
<p>Hết vốn cậu ấy quay sang vòi của bố. Ông bố biết con mình đang "tự tin" thái quá, thiếu kinh nghiệm thực tế nên không cho.<br>
Cậu ấy tự ái dọa: Con sẽ đi tu!<br>
Tưởng dọa ai ngờ cậu ấy đi thật, phắn lên Đà Lạt, xin vào một tu viện, cạo đầu hẳn hoi.<br>
Mẹ cậu ấy phát sốt, khóc ầm ĩ, trách cứ ông chồng, ngày ngày mò lên tu viện thăm con...<br>
Mình chứng kiến toàn bộ câu chuyện, trong lòng cũng buồn vì gia đình sếp bấn loạn, nhưng trong sâu thẳm mình tin cậu ấm sẽ quay về trong vòng 48 ngày!<br>
Mà đúng thật, chưa đủ một tháng đi tu cậu ấy lếch thếch mò về, đầu trọc lốc, như người trầm cảm he he...<br>
Đi tu đâu có dễ!<br>
Tu đích thực là đỉnh điểm cuối cùng của mọi thứ: quyền lực, tiền bạc, danh tiếng... Tất cả nhưng cái đó phải được trải nghiệm nghiêm túc như Đức Phật, như Phật Hoàng Trần Nhân Tông... nhưng những vĩ nhân như thế vài ngàn năm mới có một người, hiếm lắm lấy đâu ra...<br>
Tôi từng tiếp xúc nhiều với những vị thiền sư, về cơ bản họ đi tu với tinh thần nghiêm túc, nhưng tiếp cận lại như những nhà nghiên cứu, kiến thức, học thuật rất kỹ lưỡng nhưng tâm thức chả thay đổi bao nhiêu, vẫn nguyên bản: tham - sân - si. Vẫn thích tranh luận, thích làm trụ trì, thích có nhiều đệ tử, thậm trí mạt xát, phán xét các bạn tu khác...</p>
<p><br>
Gần họ, tôi không cảm nhận được năng lượng của từ bi hỉ xả... chỉ thấy họ vẫn nguyên là một con người bình thường, chỉ hơn là thuộc làu kinh kệ, nắm rõ mọi lý thuyết, giỏi thuyết pháp trước đông người... thậm trí nhiều vị còn rơi vào mê tín dị đoan.</p>
<p><br>
Nói vậy tôi không đồng nhất hết các vị tu sỹ, có thể tôi chưa đủ duyên để gặp một vị cao tăng thật sự.<br>
Tôi chỉ thấy, đi tu bây giờ như một nghề, nhà chùa như doanh nghiệp, và trụ trì là giám đốc, càng nhiều đệ tử thì càng doanh thu cao...<br>
Còn một số đi tu, bản chất là nương nhờ tăng thân, trốn khỏi trần gian khói bụi mệt nhoài, ngồi thiền như một hoạt động dễ chịu. Bản chất họ yếu đuối, không chịu đựng được thử thách, gian truân nên lánh vào cửa chùa thế thôi.</p>
<p><br>
Thế thì tốt nhất là tu tại gia, vừa học vừa tự quan sát bản thân mình, mỗi ngày bỏ đi được một chút tật xấu, bỏ đi những thứ dư thừa, cản trở để trở thành người bình an.</p>
<p><br>
Cũng như điêu khắc gia, đục bớt những thứ dư thừa từ khúc gỗ, rồi đến một ngày bức tượng sẽ hiện ra...<br>
Ngày đó là bao giờ thì đừng quang tâm, việc quan trọng là cứ "đục đẽo" và coi đó là con đường "tu học" thế cho lành...</p>
<p>Nguồn: Fb. <a aria-describedby="u_6o_1" aria-owns="" data-hovercard="/ajax/hovercard/hovercard.php?id=100004103734915&media_info=6.1769021393244635&type=mediatag" data-hovercard-prefer-more-content-show="1" data-tag="100004103734915" href="https://www.facebook.com/hoang.asang.3" id="js_2s2">Hoàng A Sáng</a></p>
Hết vốn cậu ấy quay sang vòi của bố. Ông bố biết con mình đang "tự tin" thái quá, thiếu kinh nghiệm thực tế nên không cho.
Cậu ấy tự ái dọa: Con sẽ đi tu!
Tưởng dọa ai ngờ cậu ấy đi thật, phắn lên Đà Lạt, xin vào một tu viện, cạo đầu hẳn hoi.
Mẹ cậu ấy phát sốt, khóc ầm ĩ, trách cứ ông chồng, ngày ngày mò lên tu viện thăm con...
Mình chứng kiến toàn bộ câu chuyện, trong lòng cũng buồn vì gia đình sếp bấn loạn, nhưng trong sâu thẳm mình tin cậu ấm sẽ quay về trong vòng 48 ngày!
Mà đúng thật, chưa đủ một tháng đi tu cậu ấy lếch thếch mò về, đầu trọc lốc, như người trầm cảm he he...
Đi tu đâu có dễ!
Tu đích thực là đỉnh điểm cuối cùng của mọi thứ: quyền lực, tiền bạc, danh tiếng... Tất cả nhưng cái đó phải được trải nghiệm nghiêm túc như Đức Phật, như Phật Hoàng Trần Nhân Tông... nhưng những vĩ nhân như thế vài ngàn năm mới có một người, hiếm lắm lấy đâu ra...
Tôi từng tiếp xúc nhiều với những vị thiền sư, về cơ bản họ đi tu với tinh thần nghiêm túc, nhưng tiếp cận lại như những nhà nghiên cứu, kiến thức, học thuật rất kỹ lưỡng nhưng tâm thức chả thay đổi bao nhiêu, vẫn nguyên bản: tham - sân - si. Vẫn thích tranh luận, thích làm trụ trì, thích có nhiều đệ tử, thậm trí mạt xát, phán xét các bạn tu khác...
Gần họ, tôi không cảm nhận được năng lượng của từ bi hỉ xả... chỉ thấy họ vẫn nguyên là một con người bình thường, chỉ hơn là thuộc làu kinh kệ, nắm rõ mọi lý thuyết, giỏi thuyết pháp trước đông người... thậm trí nhiều vị còn rơi vào mê tín dị đoan.
Nói vậy tôi không đồng nhất hết các vị tu sỹ, có thể tôi chưa đủ duyên để gặp một vị cao tăng thật sự.
Tôi chỉ thấy, đi tu bây giờ như một nghề, nhà chùa như doanh nghiệp, và trụ trì là giám đốc, càng nhiều đệ tử thì càng doanh thu cao...
Còn một số đi tu, bản chất là nương nhờ tăng thân, trốn khỏi trần gian khói bụi mệt nhoài, ngồi thiền như một hoạt động dễ chịu. Bản chất họ yếu đuối, không chịu đựng được thử thách, gian truân nên lánh vào cửa chùa thế thôi.
Thế thì tốt nhất là tu tại gia, vừa học vừa tự quan sát bản thân mình, mỗi ngày bỏ đi được một chút tật xấu, bỏ đi những thứ dư thừa, cản trở để trở thành người bình an.
Cũng như điêu khắc gia, đục bớt những thứ dư thừa từ khúc gỗ, rồi đến một ngày bức tượng sẽ hiện ra...
Ngày đó là bao giờ thì đừng quang tâm, việc quan trọng là cứ "đục đẽo" và coi đó là con đường "tu học" thế cho lành...
Nguồn: Fb. Hoàng A Sáng
|